Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

Nhóm công ty Vingroup thông báo về lịch tổ chức đại hội cổ đông

 Trước đó, Vingroup, Vinhomes và Vincom Retail đã phải cùng hoãn tổ chức họp đại hội do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

CTCP Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) vừa công bố lịch tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 dự kiến diễn ra vào 9h sáng ngày 24/6 tới đây. 

CTCP Vincom Retail (mã chứng khoán: VRE) dự kiến tổ chức đại hội trước công ty mẹ một ngày, cụ thể vào 9h sáng ngày 23/6. Ngoài ra còn CTCP Vinhomes chưa có thông báo về lịch họp đại hội mới.

Đại hội sẽ tổ chức thông qua hình thức hội nghị kết kết nối truyền hình tại 3 địa điểm ở Hà Nội là văn phòng trụ sở chính của Tập đoàn Vingroup và Tòa nhà văn phòng Symphony tại Khu đô thị Vinhomes Riverside, Trung tâm hội nghị Almaz.

Cuối tháng 5 vừa qua, nhóm công ty trong hệ sinh thái gồm Vingroup, Vinhomes, Vincom Retail đã phải cùng hoãn tổ chức họp đại hội do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hà Nội và nhiều địa phương khác.

Còn tiếp...

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Cổ đông ngoại lo ngại phương án phát hành riêng lẻ, Đất Xanh nói vẫn xúc tiến đàm phán với đối tác

 Trước sự lo ngại và đồng loạt bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài, Tập đoàn Đất Xanh vừa lên tiếng về kế hoạch phát hành riêng lẻ 200 triệu cổ phần phổ thông. Theo đó, sau khi được đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 phê duyệt, công ty sẽ xúc tiến đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước trên cơ sở giá trị thị trường.

Cổ đông ngoại ồ ạt bán tháo, lo ngại giá cổ phiếu DXG biến động sau phát hành

Mới đây, CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã chứng khoán: DXG) có thông tin về kế hoạch phát hành riêng lẻ 200 triệu cổ phần phổ thông, tương ứng 38,59% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Tổng giá trị cổ phiếu phát hành theo mệnh giá là 2.000 tỷ đồng. 

Giá phát hành dự kiến được xác định là giá đã chiết khấu 20% bình quân giá đóng cửa của cổ phiếu DXG trong 20 ngày giao dịch gần nhất trước thời điểm Hội đồng quản trị quyết định mức giá phát hành cụ thể. 

Ngoài ra, HĐQT công ty cũng đề xuất phát hành 7 triệu cổ phiếu, tương đương 1,35% số cổ phần đang lưu hành, để thưởng cho cán bộ công nhân viên theo chương trình ESOP.

Ngay sau thông tin phát hành 207 triệu cổ phiếu DXG, thị giá mã này trên thị trường chứng khoán nhanh chóng lao dốc 19% chỉ sau 5 phiên giao dịch (4/6 - 10/6), trong đó có hai phiên giảm sàn.

Cổ đông ngoại lo ngại về phương án phát hành riêng lẻ 200 triệu cp, Đất Xanh nói vẫn xúc tiến đàm phán với đối tác - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu DXG. (Nguồn: VNDirect).

Còn tiếp...

Trung Quốc có thể tạm dừng nhập khẩu thủy sản Việt Nam

Trung Quốc lại siết chặt kiểm dịch thực phẩm đông lạnh

Theo nguồn tin trang Undercurrent News Cảng Trạm Giang (Quảng Đông, Trung Quốc) mới đây quyết định tạm hoãn nhập khẩu thủy sản đông lạnh từ một số nguồn cung lớn trong đó bao gồm Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và 8 quốc gia châu Á khác.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/gia-ca-tra.html

Ít nhất hai nguồn tin cho biết họ nhận được thông báo từ hải quan rằng tạm hoãn nhập khẩu thủy sản từ hàng loạt quốc gia bắt đầu từ ngày 20/6 đến ngày 15/7.

Trang Undercurrent News trích nội dung thông báo rằng cảng Trạm Giang sẽ không cho phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ các nước Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Mông Cổ. Các quốc gia còn lại không bị nhắc tới vẫn xuất khẩu bình thường.

Mặc dù vậy, thông báo này vẫn chưa được công bố chính thức. 

Đầu tuần trước, Trung Quốc thông báo hoãn Hội trợ Thủy sản Quốc tế dự kiến được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20/6 do dịch bệnh diễn biến phức tạp. 

Hồi cuối tháng 5, tỉnh Quảng Đông ghi nhận hàng loạt ca mắc COVID-19 và đã áp hàng loạt biện pháp cứng rắn nhằm kiểm soát dịch.

Doanh nghiệp Trung Quốc lo không có nguyên liệu sản xuất

Các công ty chế biến thủy sản Trung Quốc đang tỏ ra lo ngại lệnh cấm này có thể gây ra đứt gãy trong nguồn cung nguyên liệu. 

Chủ của một doanh nghiệp chế biến tại thành phố Trạm Giang bày tỏ quan ngại sâu sắc lệnh tạm hoãn nhập khẩu ở cảng Trạm Giang có thể dẫn tới hàng loạt cảng khác cũng sẽ có động thái tương tự. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty chế biến thực phẩm. 

“Các công ty chế biến thường nhập khẩu tôm bỏ đầu của Ấn Độ để chế biến và cung ứng cho thị trường nội địa hoặc tái xuất. Vì vậy nếu không nhập khẩu được tôm Ấn Độ nhiều nhà máy có thể gặp khó khăn trong sản xuất”, vị này giải thích. 

Ngoài Trạm Giang, các nhà máy chế biến thủy sản quy mô nhỏ ở các thành phố lân cận như Mã Minh, Chu Hải và Giang Môn cũng gặp khó khăn vì giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá bán lại giảm. 

Ông Leo Xie, Giám đốc Kinh doanh của công ty Guangdong Mingji Aquatic Product cho biết đợt bùng phát dịch COVID-19 vừa qua đã làm tình hình kinh doanh trở nên xấu hơn. 

“Vừa qua là khoảng thời gian đầy khó khăn đối với những nhà máy chế biến thủy sản. Một số nhà máy nhỏ đã phải ngừng mua nguyên liệu hoặc tạm dừng sản xuất”, ông Leo Xie cho biết.

Trước đó, Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu thủy sản từ 5 công ty lớn của Ấn Độ sau khi phát hiện virus Sars-Cov-2 trên bao bì lô hàng của các công ty này. 

Ông Andy Shen, Giám đốc Marketing công ty Ocean Treasure cho biết hoạt động thông quan các lô hàng của Ấn Độ được thắt chặt kể từ tháng 5. Theo đó, các lô hàng của Ấn Độ được kiểm tra riêng, tách bạch với lô hàng khác nhằm tránh lây nhiễm chéo. 

Từ xưa đến nay vẫn thường xuyên cấm. Nhiều lần, đợt thiếu COVID-19. mĩ cũng đã kiếm nghiệm không có. khống chế. 

Doanh nghiệp lo tăng chi phí

Trao đổi với người viết ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), cho rằng thực tế không có chuyện virus Sars - Cov - 2 trên bao bì sản phẩm đông lạnh. 

"Trước đây, Mỹ cũng đã chứng minh việc không có chuyện virus Sars- Cov- 2 tồn tại trên các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu. Đây chỉ là động thái tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc và đồng thời là cách để nước này "tung hỏa mù" phủ nhận nguồn gốc virus là từ Vũ Hán", ông Nam cho nhận định.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-co-the-tam-dung-nhap-khau-thuy-san-viet-nam-doanh-nghiep-lo-chi-phi-tang-cao-20210610160828879.htm

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

Từ giống heo 'siêu to khổng lồ' của Trung Quốc đến câu hỏi thực phẩm biến đổi gen có an toàn cho người dùng?

 FDA phê duyệt heo biến đổi gen làm thực phẩm

Từ cuối năm 2019, tại Trung Quốc xuất hiện một giống heo "siêu to khổng lồ", nặng 200 - 500 kg tương đương một con hà mã lùn hoặc gấu Bắc Cực cái. Giống heo này được cho là có liên hệ với công nghệ chỉnh sửa gen, khiến người tiêu dùng một số nơi có phần e dè.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Giữa tháng 12 năm ngoái, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt một giống heo đột biến gen cho mục đích y khoa và thực phẩm tiêu dùng. Giống heo này không sản sinh alpha-gal, một loại đường có trong thịt heo có thể gây dị ứng.

Cho đến nay, giống heo không alpha-gal nêu trên là loài động vật đột biến gen thứ hai được chấp thuận làm thực phẩm trên thế giới sau cá hồi biến đổi gen năm 2015, theo hãng tin Guardian.

Từ giống heo 'siêu to khổng lồ' của Trung Quốc đến câu hỏi thực phẩm biến đổi gen có an toàn cho người dùng? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: AP).

FDA xác nhận thực phẩm từ giống heo đột biến gen mới (được gọi là heo GalSafe) an toàn để người tiêu dùng sử dụng. Phát ngôn viên của United Therapeutics - công ty phát triển giống heo GalSafe, tỏ ra thận trọng hơn.

Trong một email gửi tới Guardian cuối năm ngoái, ông Dewey Steadman - trưởng bộ phận quan hệ nhà đầu tư của United Therapeutics cho biết họ chưa có kế hoạch bán trực tiếp sản phẩm thịt heo này tới người dân.

Từ lâu, công chúng vốn đã có cái nhìn hoài nghi về các thực phẩm biến đổi gen. Từ quyết định của FDA với giống heo GalSafe tại Mỹ và giống heo "siêu to khổng lồ" tại Trung Quốc, họ lại càng lo ngại về sự an toàn của nhóm thực phẩm mới này.

Công nghệ biến đổi gen thực chất là gì?

Theo Indian Express, biến đổi gen có chủ đích ở động/thực vật chính là thực hiện một số thay đổi trên bộ gen của chúng bằng các công nghệ phân tử hiện đại. Các thay đổi trong trình tự ADN của chúng có thể dùng cho mục đích nghiên cứu, sản xuất thịt chất lượng hơn hoặc để nghiên cứu khả năng kháng bệnh ở động vật,...

FDA cho rằng, sự khác biệt duy nhất giữa động/thực vật bình thường và động/thực vật đã qua chỉnh sửa gen chính là các loài chỉnh sửa gen sẽ có một đặc tính mới, chẳng hạn như tăng trưởng nhanh hơn hoặc chống lại một số bệnh nhất định.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/tu-giong-heo-sieu-to-khong-lo-cua-trung-quoc-den-cau-hoi-thuc-pham-bien-doi-gen-co-an-toan-cho-nguoi-dung-20210603152935101.htm

Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021

Chuyện thương hiệu gạo ST25: Bài học mất bò mới lo làm chuồng

 Mất bò mới lo làm chuồng

Tổ chức The Rice Trader (TRT) vừa phát đi cảnh báo Việt Nam có thể mất quyền tham gia cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới" do có nhiều doanh nghiệp đã vi phạm bản quyền khi sử dụng logo này để in trên bao bì gạo kinh doanh trong nước và xuất khẩu nhưng chưa có sự đồng ý của TRT.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-ngon-nhat-the-gioi-st25-221.htm

Theo công bố của TRT, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí là công ty Việt Nam đầu tiên được The Rice Trader cho phép sử dụng biểu trưng giải thưởng "Gạo ngon nhất thế giới" vào mục đích tiếp thị và kinh doanh.

Trong khi đó, có khoảng 10 công ty Việt Nam sử dụng thương hiệu này để in trên bao bì, tài liệu quảng bá trong nước và xuất khẩu nhưng không xin phép hay có sự đồng ý của TRT.

Trao đổi với người viết, ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam (VSTA) cho biết đây không phải lần đầu tiên sản phẩm của Việt Nam bị doanh nghiệp ở các quốc gia các đăng ký bản quyền. Trước đó câu chuyện này từng xảy ra với nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên…

Tuy nhiên, chỉ khi có nguy cơ mất thương hiệu, doanh nghiệp Việt mới sốt sắng phản ánh, kiện cáo giành lại những thứ vốn thuộc về mình, "mất bò mới lo làm chuồng".

"Doanh nghiệp Việt Nam tham dự những sân chơi tầm cỡ thế giới thì buộc chúng ta phải chấp nhận luật chơi. Thế giới coi sở hữu trí tuệ như một loại tài sản vô hình, có giá trị cực lớn.

Tuy nhiên, Việt Nam hội nhập nhưng chưa quan tâm đến việc bảo vệ sản phẩm, bảo vệ thương hiệu", ông Định nói.

Chuyện thương hiệu gạo ST25: Mất bò mới lo làm chuồng - Ảnh 1.

Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng (Ảnh: Hoàng Anh)

Trước cảnh báo của TRT về việc Việt Nam có thể mất quyền tham gia cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới", ông Định phân tích: "Việt Nam chỉ có nguy cơ không được tham gia, không có nghĩa là mất hoàn toàn".

Theo ông Định, ST25 vẫn có cơ hội tham gia cuộc thi. Bởi, sân chơi này không có tiêu chí ngăn cấm, các quốc gia, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau gửi sản phẩm tham dự, miễn là sản phẩm dự thi tuân thủ các quy định, thể lệ của cuộc chơi.

Bảo vệ thương hiệu ST25 bằng cách nào?

Quay lại câu chuyện, ST25 ở Mỹ bị 4 doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ, bản quyền. Về Luật sở hữu trí tuệ và Luật đăng ký bảo hộ bản quyền ở Mỹ, trong lãnh thổ của Mỹ, khi một sản phẩm chưa được đăng ký bảo hộ, thì bất kỳ ai, doanh nghiệp nào đều có quyền nộp hồ sơ xin đăng ký.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/chuyen-thuong-hieu-gao-st25-bai-hoc-mat-bo-moi-lo-lam-chuong-20210602113634955.htm