Hiển thị các bài đăng có nhãn TranNgocBich. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TranNgocBich. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Điều tra bổ sung dấu hiệu Phạm Công Danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản'

Chủ đề: http://vietnambiz.vn/tags/tran-ngoc-bich-16349.tag
Có 6 vấn đề cần được làm rõ trong vụ án Phạm Công Danh và Trầm Bê cùng đồng phạm gây thiệt hại 6.126 tỷ đồng tại 4 ngân hàng gồm VNCB, Sacombank, BIDV, TPBank.

Nguồn: http://vietnambiz.vn/dieu-tra-bo-sung-dau-hieu-pham-cong-danh-lua-dao-chiem-doat-tai-san-45382.html

.
Trầm Bê
HĐXX cho biết, do thiếu chứng cứ để chứng minh theo quy định Luật dân sư, không thể bổ sung tại phiên tòa được. HĐXX quyết định trả hồ sơ bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm khác.

Thứ nhất, việc điều tra bổ sung nhằm làm rõ các vấn đề qua quá trình xét hỏi, các bị cáo khẳng định không quen biết bị cáo Phạm Công Danh, khi cho vay không biết được các công ty vay làm gì mà chỉ biết các công ty này do Phạm Công Danh giới thiệu, các bị cáo thùa nhận có sai sót nhưng không cố ý. Việc này chưa chứng minh được nên HĐXX cần điều tra xem xét.

Thứ hai, tại phiên tòa, bị cáo Trầm Bê và Phan Huy Khang thừa nhận có gặp bàn bạc nhưng bàn bạc về việc vay tiền chứ không có mục đích nào khác. Trầm Bê thừa nhận gặp bị cáo Danh là theo quy trình vay tín dụng, việc sai sót là vấn đề nghiệp vụ cấp dưới. Việc phê duyệt là theo chủ trương, không biết mục đích thực sự của bị cáo Danh vay tiền. Qua 2 yêu cầu trên, cần xem xét khách quan toàn diện vụ án để đàm bảo tuyên đúng người, đúng tội, tránh oan sai.

HĐXX đề nghị xem xét khách quan các vấn đề trên
Thứ ba, đối với cán bộ ngân hàng BIDV Chi nhánh Gia Định cho Công ty Phong Hiệp vay, cáo trạng của VKSND tối cao TP HCM cho rằng các bị cáo bị cáo vi phạm khoản 3 điều 126 Luật các TCTD. Tuy nhiên trong quá trình xét hỏi, VKS xác định lại vi phạm khoản d điều 127 Luật TCTD. HĐXX đề nghị xem xét vấn đề này.

Thứ tư, cần điều tra bổ sung để xác định dòng tiền 6.126 tỷ đồng sử dụng cho những mục đích nào. Trong quá trình xét hỏi có dấu hiệu Phạm Công Danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại tòa, khi xác định tiền vay tại các ngân hàng, cần điều tra làm rõ việc Phạm Công Danh và đồng phạm có chiếm đoạt tài sản này hay không, nếu có thì là bao nhiêu, thời điềm xảy ra vụ án.

Thứ năm, trong phần tranh luận, VKS đề nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng từ ba ngân hàng (Sacombank, BIDV và TPBank) để trả lại cho CBBank. Bên cạnh đó, VKS cũng đề nghị xem xét dòng tiền vay từ các ngân hàng, nếu xét là vật chứng thì thu hồi. Hiệp hội ngân hàng cho rằng nếu chấp thuận thu hồi thì gây ảnh hưởng tới thị trường tài chính. HĐXX thấy cần làm rõ Phạm Công Danh có hành vi cố ý làm trái nào, vi phạm quy định nào, trên cơ sở đó cần xét rõ làm căn cứ thu hồi.

Thứ sáu, tại phiên tòa, bị cáo Phạm Công Danh và luật sư bào chữa đề nghị xem xét 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ,có nguồn gốc từ khoản vay BIDV. Số tiền này được chuyển về VNCB nhưng chưa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đồng ý. HĐXX xét thấy 4.500 tỷ đồng này được chuyển về VNCB và dùng cho VNCB. Như vậy, Phạm Công Danh và đồng phạm có hành vi cố ý làm trái như cáo trạng hay không? Có gây thiệt hại 6.126 tỷ đồng cho VNCB không? HĐXX cho biết cần xác định trong trường hợp cụ thể này cần làm rõ VNCB thiệt hại số tiền này ra sao.

Từ các vấn đề nêu trên, HĐXX nhận thấy cần xác định trong trường hợp cụ thể, VNCB thiệt hại bao nhiêu tiền, cần xem xét bảo đảm đánh giá của NHNN và Thủ tướng Chính phủ tại thời điểm bị bắt, nếu có.

Do xét thấy thiếu chứng cứ trên, HĐXX quyết định trả lại hồ sơ cho VKS Nhân dân tối cao.

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Trần Ngọc Bích: chia sẻ những thăm trầm của Tân Hiệp Phát những ngày đầu tiên thành lập

Chủ đề: https://goo.gl/HHPAvn

Giá trị của mỗi nhân sự nằm ở tài năng và khả năng chuyển hóa tài năng cá nhân thành năng lực tập thể. Trong thế giới ngày càng chuyển động nhanh và sáng tạo không ngừng ngày nay, việc có một ý tưởng là quý, nhưng ý tưởng cũng có thể mua hoặc thuê các nhà tư vấn để có được.

Vì thế, chúng tôi rất coi trọng khả năng hòa hợp với văn hóa của tổ chức và khả năng tổ chức công việc của mỗi nhân sự khi gia nhập hành trình chung cùng chúng tôi.
Chúng tôi đã từng trải qua một bài học thú vị. Đó là hồi xây dựng Nhà máy mới cách đây vài năm, do khoản đầu tư rất lớn và mục tiêu xây dựng Nhà máy có quy mô và chất lượng tiêu chuẩn toàn cầu, Tập đoàn đã mời vị giám đốc từng xây nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất thế giới về làm chủ dự án này.
Sau 6 tháng chạy dự án, vị giám đốc không xây được đội ngũ kế tiếp mình và cuối cùng, chúng tôi đã phải chọn một nhân sự khác đảm nhận công việc làm chủ dự án xây dựng Nhà máy.
Thời nay, thời của công nghệ 4.0 với những thay đổi như vũ bão trong cách tương tác giữa con người với con người, giữa con người với công việc.

Vậy đâu là thuận lợi, đâu là thách thức trong công tác quản lý nhân sự của những DN tầm cỡ tỷ USD như Tân Hiệp Phát?

Đúng là cơ hội cho sự thay đổi trong một thế giới đang thay đổi như vũ bão đang ngày càng nhiều và rộng mở. Tuy nhiên, như tôi đã nói, chúng tôi trân trọng văn hóa và năng lực của từng cá nhân.

Nếu bạn làm việc ở Tân Hiệp Phát một thời gian dài và chứng tỏ được tinh thần sẵn sàng cùng khả năng học hỏi, nhận lãnh trách nhiệm cùng quyền làm chủ nhiều hơn, thì chúng tôi sẽ đưa cho bạn nhiều trách nhiệm và quyền làm chủ hơn, cùng những phúc lợi đi kèm với việc nhận lãnh trách nhiệm đó.

Nếu bạn rời Tân Hiệp Phát, chúng tôi chúc bạn những điều tốt lành nhất.

Đừng ngại sự thay đổi. Bạn phải đóng góp mọi tri thức và sự thông thái bạn đã nhận được cho người chủ doanh nghiệp tiếp theo của mình. Và một ngày nào đó, có thể chúng ta sẽ cùng cho nhau quyền lợi từ một sự hợp tác trong tương lai. Chúng tôi vẫn thường đón chào những nhân viên trở lại với mình sau khi họ đã rời đi.
Thế giới mang đến cho các nhà lãnh đạo hai mô hình nhân sinh quan tổng quát. Mô hình lãnh đạo đầu tiên gọi là Chỉ huy-và-Kiểm soát và mô hình này phổ biến đến nỗi mọi người còn không nghĩ nó chỉ là “phong cách;” họ nhìn nhận nó như là “sự quản lý.” Và nó thật sự là quản lý, chứ không phải là lãnh đạo.
Quản lý theo kiểu Chỉ huy-và-Kiểm soát là tuân thủ nội quy, thể hiện quyền lực, chỉ huy dựa trên nhiệm vụ, và có chế tài xử phạt. Những nhân viên dưới quyền quản lý kiểu này sẽ hiểu rằng: họ đang làm việc dưới một loạt điều kiện và tiêu chuẩn chỉ thỉnh thoảng được thể hiện bằng văn bản. Tuy nhiên, phong cách này làm giới hạn khả năng các doanh nghiệp.
Trong khi đó, trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá này, thành công kinh doanh phải xuất phát trực tiếp từ sự đổi mới, không phải từ việc xuôi theo những nội quy.
Nói cách khác, thành công thu nhận về không phải từ việc hành động một cách hoàn hảo những gì đã được biết trước, mà bởi sự mở rộng, đổi mới những gì chưa biết tới.

Môi trường tốt nhất để phát triển những điều chưa được biết đến là một văn hoá doanh nghiệp, nơi mọi người được khuyến khích đổi mới dựa trên lợi ích của công ty.

Chúng tôi đang nỗ lực tạo ra một mô hình thay thế cho phong cách quản lý Chỉ huy-và-Kiểm soát, cha tôi tạm gọi là “Thuật lãnh đạo Tham gia”. Đây là cách tôi nhìn ra sự khác biệt chủ chốt giữa 2 mô hình Chỉ huy-và-Kiểm soát và Hợp tác.
Trần Ngọc Bích - giám đốc nhân sự  đã mở đầu câu chuyện tại Tân Hiệp Phát như vậy, để nói về thách thức mà công việc bà đảm nhận phải vượt qua.
Với chất giọng trầm ấm, vững vàng, khác hẳn nét trẻ trung, sôi nổi của một doanh nhân hiện đại tuổi chưa tới 30, Trần Ngọc Bích chia sẻ, bà nhận ra có 2 yếu tố cốt lõi trên con đường thực thi nhiệm vụ “tìm ra chìa khóa” trường tồn.


Thứ nhất, đó là phải lan tỏa khát vọng và tư duy của người sáng lập đến các lãnh đạo Tập đoàn. Thứ hai là làm sao để mỗi người lãnh đạo Tập đoàn sẽ điều hành tổ chức của mình với văn hóa như người sáng lập ứng xử với các lãnh đạo.

Tân Hiệp Phát có gần 10 nghìn người lao động, Tổng giám đốc không biết hết các nhân sự làm việc cho Tập đoàn, nên theo bà Bích, điểm gắn kết và xuyên suốt những nỗ lực cho cả cỗ máy vận hành chính là văn hóa.

Nắm 2 yếu tố cốt lõi là văn hóa và năng lực nhân sự, công tác quản trị con người tại Tân Hiệp Phát “cứ thế bước đi”.
Tại Tân Hiệp Phát, chúng tôi tin rằng mọi cá nhân đều có một giá trị đặc biệt để cống hiến. Vì thế, việc của chúng tôi là mang đến những điều kiện phù hợp cho sự đóng góp, thể hiện của từng cá nhân trong môi trường làm việc gần gũi.


Chúng tôi có ít quy tắc và sẽ ngày càng ít hơn, nhưng lại có nhiều tiêu chuẩn cao. Một trong số những tiêu chuẩn đó là quyết tâm điều chỉnh hành vi để đóng góp cho sự phát triển bền lâu của Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Chúng tôi gắn kết bên nhau như một cộng đồng, chịu trách nhiệm cho những điều còn lớn hơn chính bản thân mỗi cá nhân.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp là bởi chỉ có nguồn lực con người mới thẩm thấu được văn hóa và quản trị con người chính là quản trị sự thay đổi, bởi thực tế các nguồn lực khác không có khả năng phản kháng mà chỉ là những nhân tố đầu vào chịu sự quản trị của con người.

Chúng tôi tin rằng, nếu các nhân sự thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp và từng nhân sự phát huy tối đa khả năng quản trị các nguồn lực được giao thì không có lý do gì tổ chức không tiến lên.
Tân Hiệp Phát đốc thúc quyền làm chủ và ngày càng tự chủ của các nhân sự. Bạn có chuyên môn và kỹ năng Tân Hiệp Phát cần phát triển. Tân Hiệp Phát có tiền vốn và môi trường để bạn có thể sử dụng chuyên môn của mình.

Tập đoàn cung cấp cho nhân sự những nguồn lực đắt giá (vốn, hệ thống công nghệ thông tin, khách hàng…), với một kỳ vọng rằng, mỗi nhân sự sẽ là nhà quản lý tốt các tài nguyên, đối xử với những tài nguyên được giao như cách họ chăm sóc tài sản của riêng mình.

Quan niệm này là sự tiếp nối tư duy của cha tôi - Người sáng lập Tập đoàn. Ông muốn xây dựng một Tập đoàn mà ở đó “Bạn đã đồng hành với tôi trong một hành trình lớn”, chứ không phải là “Chúng tôi thuê bạn để làm một công việc cho Tập đoàn”.

Các nhân sự sẽ nhận được mức lương tương ứng và họ có thể dùng khoản lương đó để mua cổ phần, tức là nắm quyền làm chủ thực sự. Lúc ấy, nhân sự là người chủ hợp pháp và có thể nhận lợi nhuận chia về từ hoạt động của Tập đoàn.

Theo thời gian, số lượng nhân sự tại Tân Hiệp Phát tăng mạnh và điều hạnh phúc đối với chúng tôi là sự gắn bó và nỗ lực toàn tâm của nhiều cộng sự. Hàng trăm nhân sự đã đồng hành cùng Tập đoàn từ những năm đầu thành lập, trong đó 50 năm nhân viên đầu tiên vẫn đang đi cùng Tân Hiệp Phát và chúng tôi sắp kỷ niệm 23 năm thành lập Công ty.
Quản trị nhân sự ở doanh nghiệp tỷ USD">Quản trị nhân sự ở doanh nghiệp tỷ USD">

Đó là năng lực triển khai. Thực tế có nhiều người giỏi nhưng nói người khác không hiểu hoặc không thực thi theo thì cũng vô nghĩa.
Đầu tư 300 triệu USD xây 3 nhà máy mới vào năm 2013, Tập đoàn Tân Hiệp Phát hiện có năng lực sản xuất khoảng 3 triệu lít nước ngọt/ngày. Ở tầm cỡ doanh nghiệp có giá trị tỉ USD Tân Hiệp Phát đang xây dựng một mô hình quản trị nhân sự mới, tạm gọi là "Thuật lãnh đạo Tham gia" trong khát vọng phát triển và trường tồn.



Bà Bích kể lại, năm 2009, khi đã xác lập vị trí số 1 trên thị trường nước giải khát Việt Nam sau 13 năm hoạt động, người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bỗng “chuyển đầu bài”, đặt ra một câu hỏi lớn.


Theo đó, điều hành cho Tân Hiệp Phát tăng trưởng không khó, nhưng làm thế nào để Tập đoàn phát triển lâu dài, nhất là sau khi người sáng lập rời vị trí này?

Cùng với đó, chúng tôi duy trì phong cách lãnh đạo bằng điển hình và nhận lãnh trách nhiệm. Khi khó khăn nổi lên, các nhà quản lý phải xem xét bản thân trước khi đổ lỗi cho người khác.

Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề không nằm ở “ngoài kia” mà nằm ở chính nhà quản lý. Khi đó, cần tập trung xử lý vấn đề với tư cách lãnh đạo và giải quyết nó một cách có tâm.

Những giải pháp chỉ phục vụ cho Tân Hiệp Phát - hoặc tệ hơn, chỉ phục vụ cho nhà quản lý - thì không được chấp nhận, bởi lẽ chúng không có giá trị bền vững và vì cộng đồng.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Phạm Công Danh và luật sư dùng đến chiêu bài ‘thà ôm thêm nợ chứ không ôm thêm tội’

Chủ đề: https://goo.gl/HHPAvn

Bà Trần Ngọc Bích khẳng định không có quan hệ vay mượn với Phạm Công Danh, chỉ cho Trang “phố núi” vay tiền.

Ngược lại, bị cáo “cầm đầu” vụ án dù quả quyết không chỉ đạo cấp dưới rút 5.190 tỷ đồng của bà Bích nhưng lại tuyên bố sẵn sàng chịu trách nhiệm trả nợ số tiền này.
Phạm Công Danh tại một phiên xử.

Lời khai các bị cáo đối nhau


Tại các phiên tòa trước, bà Trần Ngọc Bích khai không có quan hệ tín dụng với Phạm Công Danh mà chỉ cho Phạm Thị Trang (tức Trang “phố núi”) vay tiền. Các giao dịch đã được tất toán trước tháng 7/2014, trước thời điểm xảy ra vụ án.

Từ ngày 21/8 và 26/8/2013, bà Bích nhận được các khoản tiền từ Phạm Thị Trang trả nợ theo thỏa thuận ngày 21/6 và 30/7/2013. Số tiền này, bà Trần Ngọc Bích chỉ định nhận tại tài khoản ông Trần Quí Thanh (cha của bà Bích).

Từ nguồn tiền bà Trang trả nợ, bà Bích đã trả nợ các khoản vay tại VNCB. Sau khi đã giải chấp các sổ tiết kiệm, Bích lại dùng các sổ này thế chấp vay tiếp 3.100 tỷ đồng (21/8) và 2.090 tỷ đồng (ngày 26/8). Sau khi vay, bà Bích có thực hiện các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn.

5.190 tỷ này VNCB đang giữ và quản lý

Cũng trong hai ngày kể trên, tổng số tiền 5.190 tỷ đồng trong tài khoản của bà Bích đã bị Hoàng Đình Quyết, nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn chuyển sang tài khoản của Phạm Công Danh theo sự chỉ đạo của Danh.

Việc chuyển tiền này trái ý muốn của bà Bích, không có chữ ký của bà Bích, và không thông báo cho bà Bích biết.

Chưa dừng lại, Phạm Công Danh và các đồng phạm còn rút 300 tỷ đồng từ VNCB không có hồ sơ vay, chuyển vào tài khoản cho Phạm Công Danh chi xài cá nhân nhưng khai rằng số tiền này do 3 cá nhân thuộc nhóm bà Bích gồm Trần Hoài Phục, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Ngô Bích Thùy Trang đã vay của VNCB.

Tại tòa, Quyết khai thực hiện chuyển tiền theo chỉ đạo của Danh, còn Danh phủ nhận lời khai của Quyết.

Tuy vậy, dù Phạm Công Danh khăng khăng nói rằng không chỉ đạo Quyết chuyển 5.190 tỷ đồng từ tài khoản bà Bích sang tài khoản của mình nhưng bị cáo Danh sẵn sàng chịu trách nhiệm trả khoản tiền khổng lồ này.

Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên đã chất vấn nhằm làm rõ các hành vi của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết nhưng các bị cáo này đều quanh co, tránh né.

Sau này, khi phát hiện ra sự việc, bà Bích nhiều lần yêu cầu ngân hàng giải quyết. Ngày 22/4/2014, HĐQT của VNCB có biên bản cam kết giải quyết, sau đó ra nghị quyết cam kết không tính lãi các khoản vay 5.190 tỷ đồng, không tự ý tất toán khoản vay, và tiếp tục trả lãi các sổ tiết kiệm.

Ngày 11/8, trước câu hỏi “phải chăng ngân hàng cố tình che giấu thông tin chuyển tiền trái ý của bà Bích” của luật sư Uyên, bị cáo Phạm Công Danh đã nổi cáu, quát nạt luật sư ngay trước mặt HĐXX. Hành vi này của Danh bị Chủ tọa phiên tòa cảnh cáo.

Cũng tại tòa, nhân viên kế toán của Phạm Công Danh ở Tập đoàn Thiên Thanh cũng đã thừa nhận ghi thêm chữ “lãi ngoài” vào biên nhận tiền và sau đó nhân viên này bị đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự.

Ai được lợi?

Ngày 16/8, tại phần luận tội, đại diện VKS đã kết luận cáo trạng truy tố các bị cáo là đúng người đúng tội và khẳng định chưa có căn cứ chứng minh quan hệ vay mượn giữa Phạm Công Danh và nhóm Trần Ngọc Bích.

Nhưng trong các lời khai của mình, Phạm Công Danh vẫn quả quyết có quan hệ vay mượn với bà Bích.

Phải chăng, với việc “vơ món nợ” 5.190 tỷ đồng vào người, Danh đang muốn hoán đổi quan hệ giao dịch giữa bà Bích với VNCB trở thành quan hệ giao dịch giữa cá nhân bà Bích với cá nhân Phạm Công Danh.

Đây là thao tác khôn ngoan, hòng đẩy giao dịch này về dân sự, để Danh thoát tội.

Sáng nay, 17/8, tại phần bào chữa cho thân chủ của mình, luật sư Phan Trung Hoài đã đề nghị HĐXX xem xét 5.190 tỷ đồng là không có cơ sở VNCB bị thiệt hại nên cần tách ra.

Mặt khác, nếu trừ ra 5.490 tỷ đồng mà nhóm bà Bích tranh chấp với VNCB thì số tiền mà cáo trạng truy tố bị cáo Phạm Công Danh với hành vi cố ý làm trái là trên 1.000 tỷ đồng, cộng thêm 2.090 tỷ đồng thì thiệt hại chỉ trên 3.000 tỷ đồng (chứ không phải hơn 9.000 tỷ đồng - PV).

Phải chăng vì thế, Danh cố tình “lôi” bà Bích vào cuộc? Nhận nợ của bà Bích vào người thì Phạm Công Danh sẽ thành “con nợ” gần 6.000 tỷ đồng của bà Bích, và phải có trách nhiệm trả.

Phạm Công Danh và luật sư dùng đến chiêu bài ‘thà ôm thêm nợ chứ không ôm thêm tội’.

Tuy vậy, nếu tỉnh táo suy xét thì rõ ràng: Số tài sản của Danh đã bị CQĐT kê biên để khắc phục hậu quả vụ án, vậy Phạm Công Danh còn tài sản nào để trả nợ cho bà Bích?


Nguồn: http://baodatviet.vn/phap-luat/phap-dinh/vi-sao-pham-cong-danh-keo-ba-tran-ngoc-bich-vaocuoc-choi-3316633/

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Trần Quí Thanh, kinh tế khó khăn khiến nhiều người không muốn đầu tư lâu dài mà phải "ăn xổi ở thì"

Chủ đề bái viết: https://goo.gl/HHPAvn

Chủ tịch Tập Đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh cho biết, bản thân ông đã ngoài 60 tuổi nhưng ngày nào cũng làm việc từ 12-15 tiếng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này, theo ông Trần Quí Thanh là do văn hóa kinh doanh ở Việt Nam thường có xu hướng phát triển những công ty vừa và nhỏ của cá nhân. Kiến thức quản trị trong thời gian dài không có. Hầu hết những công ty kinh doanh vừa và nhỏ xuất phát từ dân làm chuyên môn hoặc kỹ thuật. Họ biết nghề, kinh doanh kiếm lời từng ngày rồi lớn dần, lớn dần. Tư duy và kiến thức quản trị của họ rất ít.

"Một thời gian dài người ta không hiểu hết khái niệm của tính tư hữu. Thậm chí khái niệm về quản trị còn xa lạ nữa. Cho nên những người xuất thân từ kỹ thuật rất xa rời hoặc thậm chí là dị ứng với quản trị. Tại sao tôi dám nói điều đó? Vì tôi là dân đi lên từ kỹ thuật nên tôi rất hiểu điều đó. Các trường học chỉ dạy làm kỹ thuật chứ có dạy làm lãnh đạo đâu?"- ông Trần Quí Thanh nói.

Nguyên nhân thứ hai, theo ông Trần Quí Thanh là xã hội nhiều rủi ro, đất nước ta phải trải qua chiến tranh, hòa bình lập lại điều kiện kinh tế còn khó khăn nên người ta không muốn đầu tư lâu dài mà phải "ăn xổi ở thì".
Theo ông Trần Quí Thanh, kinh tế khó khăn khiến nhiều người không muốn đầu tư lâu dài mà phải "ăn xổi ở thì". 

"Hầu hết dân kinh doanh đều nghĩ đầu tư làm sao để chỉ một hai năm là thu hồi được vốn. Chứ ít ai tính tới 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn. Một số người thành công rồi thì bắt đầu lúng túng vì họ quản lý theo kiểu kinh nghiệm. 10, 20 người thì quản lý tốt, 100, 200 người còn gắng được chứ 1000, 2000 người trở lên thì làm sao quản lý bằng kinh nghiệm được? Thế nên dần dần các công ty gia đình thui chột hoặc phát triển đến một mức độ nào đó, không quản trị được thì họ tìm cách bán đi, gom tiền dưỡng già, cho con cháu một ít tài sản hoặc đầu tư làm cái khác. Còn nếu cố gắng duy trì thì sẽ bị kinh nghiệm trói chặt không thích nghi với sự thay đổi của xã hội và thị trường nên dần dần yếu đi rồi đóng cửa"- ông Trần Quí Thanh phân tích.





Ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát 

Là một trong những doanh nhân thành đạt, làm chủ một tập đoàn lớn mạnh, ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát luôn trăn trở về việc tại sao Việt Nam có ít công ty gia đình lâu đời.
Theo ông Trần Quí Thanh, để một công ty gia đình tồn tại lâu dài và bền vững, cần phải coi công ty như một quốc gia. CEO phải như Tổng thống, Thủ tướng; Hội đồng quản trị như Quốc hội. Bộ này Bộ kia cũng phải có những chức năng, khả năng để quản lý ở các cấp độ khác nhau. Kiến thức quản trị phải luôn chặt chẽ; biết đào tạo con người và yêu thương họ như tài sản của mình.

Từ kinh nghiệm lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp phát, "người đàn ông thét ra lửa" Trần Quí Thanh chia sẻ, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đâu chỉ có nhà Dr. Thanh mà còn cả 5000 gia đình đằng sau. Tất cả đều cùng chung một chí hướng, một giá trị cốt lõi thì mới tồn tại đến ngày nay và phát triển cho mai sau.
Mặc dù ngoài 60 tuổi nhưng ông Trần Quí Thanh vẫn làm việc từ 12 - 15 tiếng một ngày.

"Cuối cùng, anh phải có khát vọng làm giàu và biết cách để làm giàu. Anh chưa biết làm giàu cho anh thì làm sao biết làm giàu cho xã hội, cho đất nước? Thân anh chưa lo xong thì làm sao anh lo được cho gia đình, cho hàng ngàn nhân viên của mình?

Muốn thế thì ngay bản thân anh cũng không bao giờ được ngừng làm việc, ngừng học hỏi. Tôi giờ này ngoài 60 rồi mà không ngày nào tôi không làm việc 12-15 tiếng. Tôi không lấy làm tự hào vì bản thân tôi hay THP là số ít doanh nghiệp gia đình lớn ở Việt Nam, tôi sẽ tự hào vì Việt Nam đang và sẽ có nhiều doanh nghiệp gia đình cập nhật thay đổi theo xu hướng mới để vươn lên lớn mạnh.

Suy cho cùng, càng nhiều doanh nghiệp gia đình phát triển mạnh thì bản sắc và khí phách Việt Nam càng vững vàng hơn. Vì thế, tôi không bao giờ ngại những buổi đi chia kinh nghiệm khởi nghiệp hay là chuyện kinh doanh với các start up và doanh nghiệp gia đình dù lớn hay nhỏ"- Ông Trần Quí Thanh nói.





Nguồn: doisongvietnam

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Top 10 chia sẻ về kinh doanh hay của Trần Ngọc Bích (người con của Tân hiệp Phát)

Trần Ngọc Bích - Giám đốc Công ty TNHH Tân Hiệp Phát. Bích có chia sẻ là một lãnh đạo doanh nghiệp, Bích nhận thấy mỗi nhân viên đều có những sức mạnh tiềm ẩn, công việc của Bích là tạo ra môi trường để các bạn phát huy sức mạnh của mình, để thể hiện bản thân, để cống hiến. Bích không ở đây để xây dựng đội ngũ nhân sự, Bích ở đây để xây dựng lòng tin của mọi người. (trích Facebook: Trần Ngọc Bích). 


Trần Ngọc Bích và Tân Hiệp Phát là nạn nhân của VNCB: https://goo.gl/APWSXM


Trần Ngọc Bích Tân Hiệp Phát

Cùng điểm qua 10 chia sẻ về kinh doanh và cuộc sống của Trần Ngọc Bích

1. Bạn không thể bị lẫn lộn với bất kì ai khi mà bạn sinh ra để nổi bật..

Thực ra cuộc sống đôi khi nên tạo sự khác biêt vì biết đâu đó ta sẽ là chính mình, biết mình là ai trong cuộc sống để cố gắng vươn lên hoàn thành mục tiêu trong cuộc sống.

2. Những đứa trẻ cần phải đứng vững trước khi có thể đi. Công việc kinh doanh cũng tương tự như vậy.

3. Lối tư duy win – win, tức là những người thành công luôn sẵn sàng giúp đỡ những người tiềm năng để phát triển cũng như thành công như họ.

4. Hãy tâm niệm rằng dù cho phải đối diện với những khó khăn lớn đến thế nào thì nếu tin tưởng vào bản thân, những điều kỳ diệu sẽ đến - một thông điệp ý nghĩa từ Rob và Paul - những chàng trai mồ côi vươn lên thành triệu phú sau thảm họa sóng thần.

5. Bích luôn tin rằng thái độ sống của chúng ta không chỉ tác động đến những gì diễn ra trong cuộc đời của bản thân mỗi người mà còn có thể tác động rất lớn đến những người xung quanh.

6. Có những thứ tưởng chừng như là không thể làm được, cũng như việc chẳng ai nghĩ có thể chế biến ra sữa Gián. Nhưng với tinh thần " Không gì là không thể" thì chắc chắn sữa gián sẽ là một siêu thực phẩm trong tương lai. Bích rất mong chờ đến này có thể uống thử sản phẩm đặc biệt này.

7.Muốn trở thành 1 Supervisor, anh/chị phải có kiến thức về công việc , hiểu biết trách nhiệm quyền hạn , có kỹ năng chỉ dẫn việc , kỹ năng Cải tiến , kỹ năng Lãnh đạo. Bích mong muốn mọi người luôn có sự trao đổi, phản hồi để cùng hiểu nhau hơn, cùng chia sẻ nhiều hơn, cùng hướng đến kết quả công việc, mục tiêu chung.

8. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì chúng ta cần chủ động xác định mục tiêu , chiến lược phát triển chính xác và rõ ràng

9. Các chị em văn phòng chú ý không nên ngồi quá lâu , cứ 30 phút thì đứng lên di chuyển , ngồi đúng tư thế và nên chăm chỉ luyện tập thể dục nhé.

10.Bích nhận thấy có những lỗi mà các quản lý chúng ta thường hay mắc phải khi đánh giá thành tích nhân viên , thường là:
- Đánh giá nhân viên diễn ra vội vàng , không kỹ lưỡng 
- Đánh giá nhân viên diễn ra tiêu cực và nặng nề , thiếu khéo léo ; nhẹ nhàng
- Quên thiết lập cho nhân viên mục tiêu công việc mới
- Đánh giá nhân viên một cách cứng nhắc , một chiều
Các anh/chị quản lý cần phải biết được vai trò của mình như thế nào trong việc đánh giá thành tích nhân viên để chúng ta có những điều chỉnh phù hợp , đánh giá đúng và đủ để vừa khích lệ tinh thần nhân viên , vừa đảm bảo sự công bằng , chính trực.

Trên đây là những chia sẽ được trích từ fanpage: https://www.facebook.com/pg/TranNgocBichTHP