Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

Bắt mạch dòng tiền vào thị trường bất động sản 2022

 Thị trường bất động sản thời gian tới được dự báo sẽ phụ hồi và tăng trưởng mạnh nhờ nhiều lực đẩy tích cực. Song, vấn đề dòng tiền của các doanh nghiệp vẫn còn là một bài toán nhiều trăn trở.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/nhung-yeu-to-co-the-khien-gia-bds-tang-manh-trong-nam-2022-20211216081514528.htm

Bắt mạch dòng tiền vào thị trường bất động sản 2022 - Ảnh 1.

Nguồn vốn trên thị trường bất động sản năm vừa qua được đánh giá vẫn tích cực.(Ảnh: Khải An).

Khi bất động vẫn chưa thoát khỏi bóng đen của đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa phát một tín hiệu được giới chuyên môn đánh giá sẽ phần nào tác động đến nguồn vốn trên thị trường.

Cụ thể, ngày 10/11/2021, NHNN đã ban hành Thông tư 16/2021/TT- NHNN thay thế Thông tư số 22/2016/TT-NHNN và Thông tư số 15/2018/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, động thái này là cần thiết, nhất là sau sự kiện "bom nợ" Evergrande liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao. Song, thông tư này có thể sẽ gây khó khăn hơn cho hoạt động phát hành trái phiếu, trong đó có cả doanh nghiệp bất động sản.

Phải nói thêm, trái phiếu không phải là kênh duy nhất để các doanh nghiệp bất động sản huy động vốn. Song, trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh, vấn đề dòng tiền bị ảnh hưởng nặng nề thì việc chuẩn bị nguồn vốn rất quan trọng đối với các nhà phát triển dự án.

Do đó, xu hướng nguồn vốn vào bất động sản trong thời gian tới sẽ diễn biến như thế nào đang là một câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm.

Chia sẻ tại Hội nghị bất động sản Việt Nam – VRES 2021 diễn ra sáng 13/12, ông Lê Vũ Trường, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Kế toán Tài chính, EY Đông Dương cho rằng: "Việc IPO và huy động vốn trên sàn chứng khoán thời gian tới sẽ là một xu thế tất yếu. Bởi nếu nhìn vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan đến việc cho vay hay phát hành trái phiếu sẽ ngày càng chặt chẽ hơn và kênh huy động này sẽ càng ngày càng khó khăn hơn".

Tuy nhiên, theo ông Trường, việc IPO có đem lại hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào chính sự chuẩn bị của bản thân các doanh nghiệp. Đây sẽ là một kênh huy động vốn cực kỳ tốt nếu doanh nghiệp chuẩn bị tốt. Bởi khi đã lên sàn nghĩa là mọi thứ đều phải minh bạch, các thông tin của doanh nghiệp tới nhà đầu tư đều phải rõ ràng.

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

Luật sư: Cần ban hành mức trần phí môi giới bất động sản

 Liên quan đến trường hợp có chủ đầu tư trả hoa hồng môi giới dự án lên đến 19,5%, Luật sư Nguyễn Sơn Tùng cho rằng, nếu muốn thị trường BĐS phát triển bền vững, cần có quy định về khung và mức trần đối với phí dịch vụ môi giới BĐS trong các chính sách và biện pháp kiểm soát thị trường của nhà nướcl.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/siet-moi-gioi-bat-dong-san-ca-nhan-nguoi-trong-cuoc-noi-gi-20211020100250827.htm

Luật sư: Cần ban hành mức trần của phí môi giới bất động sản - Ảnh 1.

Phí môi giới tại dự án Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết lên đến 19,5%. (Ảnh: Khải An).

Phí môi giới lên tới 19,5%

Mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã phát hiện có trường hợp hạch toán vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) một số khoản không hợp lý, không có căn cứ, làm giảm lớn số thuế TNDN phải nộp ngân sách nhà nước.

Cụ thể là trường hợp ở tỉnh Bình Thuận, Công ty TNHH Khu Đô thị Du lịch biển Phan Thiết ký hợp đồng với hai công ty môi giới bất động sản (BĐS) tại TP HCM với tỷ lệ 19,5%/giá trị BĐS môi giới thành công, trong khi mức phí môi giới BĐS phổ biến hiện nay trên thị trường là 1-3% giá trị BĐS.

Kiểm toán Nhà nước cũng đã chuyển điều tra, xử lý hành vi có dấu hiệu trốn thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty TNHH Khu Đô thị Du lịch biển Phan Thiết - Chủ

'Cần sớm ban hành mức trần phí môi giới'

Liên quan đến vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Sơn Tùng, điều hành Công ty Luật TNHH Legal United Law cho biết, đến nay, pháp luật vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể nhằm điều chỉnh về mức, khoản mức thu phí dịch vụ môi giới BĐS.

"Hiện đã quá trễ cho việc ban hành mức trần của phí môi giới BĐS, nhất là đối với các sàn giao dịch BĐS, Luật Kinh Doanh BĐS ra đời vào năm 2014, đến nay đã 7 năm mà chưa có quy định về khung và mức trần của phí giao dịch BĐS qua sàn, đây là một sự thiếu sót", Luật sư Nguyễn Sơn Tùng đánh giá.

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

Cảnh giác với các 'dự án ma' ở thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc

 Nhiều ngày qua một số đối tượng đã lên mạng xã hội quảng cáo rầm rộ một dự án bất động sản có tên “The Xinh Village - Làng biệt thự xanh” ở TP Đà Lạt. Trước thông tin này, ông Võ Ngọc Trình, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) khẳng định, trên địa bàn không có dự án bất động sản nào như thông tin các đối tượng đang rao bán, quảng cáo.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/nha-dau-tu-do-ve-dat-lat-san-dat-gia-tai-trung-tam-cao-nhat-500-trieu-dong-m2-20211004074255666.htm

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND phường 3, TP Đà Lạt cũng cho biết, ngay khi xuất hiện “dự án ma” được quảng cáo, rao bán trên mạng, UBND phường 3 đã kiểm tra, rà soát, xác định vị trí kẻ vẽ trên họa đồ thuộc địa phận phường 3. Tuy nhiên, vị trí này thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp, không có dự án bất động sản nào được cấp phép.

Theo nội dung mà các đối tượng trên quảng cáo, “dự án” này có quy mô 2,1ha, được chia thành 42 nền biệt thự, diện tích từ 242-750 m2/nền; trong đó, mỗi nền có 200 m2 thổ cư, được xây dựng tự do, còn lại là đất trồng cây lâu năm.

Nhà đầu tư đổ về Đạt Lạt săn đất, giá tại trung tâm cao nhất 500 triệu/m2 - Ảnh 1.

Một góc khu đô thị ở trung tâm TP Đà Lạt. (Ảnh: Văn Luận).


Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND phường 3 (TP Đà Lạt) cho rằng, đây là chiêu trò lừa đảo do các đối tượng dựng lên và người dân phải nâng cao cảnh giác...

Trước đó ngày 20/11/2020, TTXVN đã đưa tin lãnh đạo UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết đã có công văn yêu cầu các đơn vị kiểm tra những khu vực được gọi là “dự án bất động sản” đang triển khai quảng cáo, giao dịch trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.

Theo rà soát của UBND TP Bảo Lộc, thời gian qua tại một số khu vực trên địa bàn thành phố xuất hiện tình trạng quảng cáo, môi giới mua bán đất đai theo hình thức “dự án bất động sản” gây phản cảm và tạo sự ngộ nhận của người dân.

Sau khi kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng xác định có hàng loạt “dự án bất động sản” được giới thiệu, quảng cáo rầm rộ như khu Dân cư Nguyễn Đình Chiểu tại phường Lộc Phát; ĐarmBri Hill Village Bảo Lộc, Bảo Lộc Park Hills, Làng Sinh Thái La Nature Bảo Lộc, Happy Valley Bảo Lộc, Khu Cộng đồng sinh thái – Du lịch – Nghỉ dưỡng La Beauté tại xã Đambri; Jade Garden Hill Bảo Lộc tại phường Lộc Tiến… thực chất là do các hộ gia đình, cá nhân thực hiện giao dịch bất động sản và được các đối tượng môi giới quảng cáo dưới hình thức “dự án bất động sản”. 

Qua đó đã tạo sự ngộ nhận cho người mua là dự án bất động sản do nhà nước cấp chủ trương đầu tư theo hình thức dự án đầu tư.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Hai nhóm nhà đầu tư đổ về săn bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long

 Với những tiềm năng về hạ tầng và tăng trưởng kinh tế, thị trường bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất tại TP HCM không còn nhiều và các tỉnh Đông Nam Bộ đã dày đặc các dự án.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/ong-lon-do-bo-gia-dat-khu-vuc-dbscl-se-bat-tang-20210921152553993.htm

Hai nhóm nhà đầu tư đổ về săn bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Bất động sản vùng ĐBSCL thu hút nhiều nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất tại TP HCM không còn nhiều và các tỉnh Đông Nam Bộ đã dày đặc các dự án. (Ảnh minh họa: Báo An Giang).

Vài năm trở lại đây, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, bao gồm cả những công trình mới và công trình cải tạo, góp phần thay đổi diện mạo đô thị vùng.

Mới đây, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) đưa ra nhận định, thị trường bất động sản một số tỉnh vùng BĐSCL trở nên sôi động sau khi Chính Phủ phê duyệt đầu tư hàng loạt tuyến lộ cao tốc và các cây cầu mới nối với TP HCM, rút ngắn thời gian di chuyển đến các tỉnh Miền Tây.

Nhiều dự án cao tốc như Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cầu Đại Ngãi,… dự kiến sau khi hoàn thành trong năm nay sẽ tạo ra một trục cao tốc hoàn chỉnh cho khu vực.

Suốt từ đầu năm 2020, thị trường Cần Thơ ghi nhận sự trầm lắng nhưng kể từ cuối tháng 7/2020 đã sôi động trở lại. Các dự án gần trung tâm TP, gần đường lớn có giá bình quân 40 - 60 triệu đồng/m2. Đối với dự án nằm lớp trong, tiếp giáp đường nhỏ có giá khoảng 19 - 30 triệu đồng/m2, tăng khoảng 7% so với năm 2019.

Tại Long An, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên lượng tiêu thụ chậm, các dự án chỉ đạt tỷ lệ hấp thụ bình quân khoảng 20%. Một số dự án có tiềm năng tốt giá bán dao động 21 - 26 triệu đồng/m2. Còn các vùng khác trong tỉnh có giá bình quân13 - 15 triệu đồng/m2.

Đảo ngọc Phú Quốc, Kiên Giang đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ trở lại của các nhà đầu tư sau thông tin lên thành thành phố. Nhiều tập đoàn lớn liên tiếp công bố đưa các khu đại đô thị du lịch ở đây vào vận hành khai thác. 

Đánh giá về tiềm năng phát triển của bất động sản ĐBSCL, TS. Sử Ngọc Khương, cho rằng khu vực này sẽ rất thu hút và được quan tâm cao, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư tổ chức khi họ nhìn thấy lợi ích trong trung và dài hạn.

Thị trường trái phiếu 'phi nước đại': Các ngân hàng vẫn là tay chơi chủ lực

 Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, thị trường trái phiếu Việt Nam đang thiếu những yếu tố nền tảng, đặc biệt thiếu các định chế tài chính. Do vậy, gần như cuộc chơi trên thị trường này thuộc về các ngân hàng thương mại.

Ba lí do đẩy thị trường trái phiếu "phi nước đại"

Tại sự kiện trực tuyến về BĐS do Reatimes tổ chức sáng ngày 18/11, TS. Cấn Văn Lực, cũng đưa ra nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tương đối nhanh trong khoảng ba năm gần đây với ba lí do.

Thứ nhất, Chính phủ có định hướng phát triển thị trường trái phiếu nhằm đa dạng hóa nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp.

Thứ hai, qui mô và xuất phát điểm của thị trường trái phiếu ở Việt Nam còn thấp khi chỉ mới tương đương khoảng 11 - 12% GDP, còn mức bình quân trong khu vực 20 - 25% GDP.

Thứ ba, trái phiếu cũng là một kênh đầu tư của cả cá nhân và tổ chức với mức lãi suất tương đối hấp dẫn.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng từng đưa ra nhận định: "Trong bối cảnh tín dụng chỉ tăng khoảng 11% nhưng giá trái phiếu phát hành vượt 30% so với cùng kì cho thấy sự hấp dẫn từ việc huy động vốn thông qua kênh trái phiếu doanh nghiệp".

Dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp nói chung đã phát hành 159.555 tỉ đồng trái phiếu.

Riêng trong tháng 6, giá trị phát hành của các doanh nghiệp vượt 66.800 tỉ đồng. BĐS và tổ chức tín dụng luân phiên dẫn đầu về giá trị phát hành.

Liên quan đến ý kiến cho rằng doanh nghiệp phát hành thường không vay được vốn ngân hàng nên mới tìm đến trái phiếu, TS. Cấn Văn Lực cho rằng "không hẳn những doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu đều không vay được vốn ngân hàng mà đôi khi do tính toán về cơ cấu nguồn vốn, họ có thể vay một phần và phát hành trái phiếu một phần.

‘Ngân hàng thương mại là tay chơi chủ yếu của thị trường trái phiếu’ - Ảnh 1.

Nghị định số 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2020 đã sửa đổi, bổ sung qui định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp được nêu tại Nghị định số 163/2018/NĐ-CP, qua đó siết lại thị trường sau một thời gian tăng trưởng nóng.

Trong đó, có một số nội dung quan trọng như hạn chế khối lượng phát hành của mỗi doanh nghiệp, giảm tình trạng chia nhỏ các lô trái phiếu phát hành, chuẩn hóa bộ hồ sơ phát hành,…