Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Bộ công thương ra văn bản biện pháp chống bán phá giá sắt thép

Ngày 05 tháng 9 năm 2014, Bộ công thương ban hành hình định số 7896/QĐ-BCT (Quyết định 7896) về việc ứng dụng giải pháp chống bán phá giá đối sở hữu 1 số sản phẩm thép ko gỉ cán nguội du nhập vào Việt Nam trong khoảng các nước/vùng lãnh thổ: cộng hòa quần chúng. # Trung Hoa, cộng hòa Indonesia, Malaysia và cương vực Đài Loan.áp dụng CBPG thép không gỉ cán nguội từ Indonesia, Malaysia và Đài Loan
đọc thêm
Áp dụng CBPG thép không gỉ cán nguội từ Indonesia, Malaysia và Đài Loan
Thời hạn áp dụng giải pháp chống bán phá giá là 05 năm bắt đầu từ ngày Quyết định 7896 mang hiệu lực.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật quản lý ngoại thương, 01 năm trước khi kết thúc thời hạn vận dụng giải pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ công thương ra quyết định tiến hành kiểm tra cuối kỳ đối sở hữu việc vận dụng giải pháp chống bán phá giá. Nội dung rà soát cuối kỳ được quy định chi tiết tại Khoản hai Điều 82 Luật điều hành ngoại thương và Điều 63 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết 1 số điều của Luật điều hành ngoại thương về các giải pháp phòng ngự thương mại (Nghị định số 10).
Cục phòng thủ thương nghiệp thông tin chính thức tiếp thụ giấy má bắt buộc rà soát cuối kỳ của vụ việc. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Nghị định số 10, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày sở hữu thông báo này của Cơ quan dò xét, dịch vụ trong nước có quyền nộp hồ sơ đề xuất rà soát cuối kỳ việc vận dụng biện pháp chống bán phá giá theo cái giấy tờ đề xuất kiểm tra cuối kỳ (file đính kèm). Thời hạn Cục phòng vệ thương nghiệp hấp thu hồ sơ chậm nhất là ngày 28/9/2018.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Shark Phú muốn "đi suốt đời" với startup nào?

Tập 8 Shark Tank Việt Nam xuất hiện startup khiến Shark Dzung Nguyễn và Nguyễn Xuân Phú tranh nhau kịch liệt và hứa hẹn đồng hành đến suốt đời.
Trích đoạn tập 8 chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ trên đây hé lộ những màn thương thuyết đầy kịch tính. Khi startup cho biết anh là người đi mua lại những quán cafe thua lỗ, Shark Dzung ngay lập tức khẳng định đó là sai lầm.
Đặc biệt, tập 8 có thể lại xuất hiện một startup khiến các sharks phải ra sức tranh giành. Shark Dzung cho biết, với những công ty công nghệ dưới 1 triệu USD là anh "quất". Vị "cá mập" này cũng tự tin khẳng định, những dự án mà anh "sờ tay" vào là sẽ ra vàng.
Shark Dzung và Shark Phú dường như đang tranh giành một "miếng mồi" khi một shark khẳng định đi 5-10 năm cùng startup còn một shark lại khẳng định đi suốt đời cũng được.
Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Shark Phú muốn đi suốt đời với startup nào? - Ảnh 1.
Trong một đoạn trailer tập 8 khác dưới đây cho thấy, 3 màn thương thuyết thật sự rất căng thẳng. Khi shark đề nghị 51% cổ phần, startup đã khẳng định chắc nịch: "Tôi đến đây không phải để bán công ty".
Bên cạnh đó, Shark Thủy và một nam sáng lập viên trẻ cũng thương lượng nghẹt thở. Startup muốn vị "cá mập" này nên cân nhắc thì Shark Thủy đã khẳng định: "Hoặc em là người của anh, hoặc anh sẽ là đối thủ của em".

Giá cà phê hôm nay đang ở tr��n mức 33.000 đồng/kg

Khảo sát giá nông sản hôm nay 30/8, giá cà phê hôm nay tăng nhẹ 200 đồng, đưa giá cà phê lên trên mức 33.000 đồng/kg. Giá tiêu vẫn giao dịch trung bình 48.000 đồng/kg. Theo các chuyên gia, năm 2018, tuy năng suất tiêu tại một số nước sản xuất lớn, trong đó có Việt Nam có thể giảm, nhưng do diện tích cho thu hoạch vẫn tăng nên tổng nguồn cung toàn cầu vẫn sẽ cao hơn 2017 và cao hơn nhu cầu.

đọc thêm https://vietnambiz.vn/tags/gia-cao-su-4750.tag




Giá cà phê đã vượt lên mốc 33.000 đồng/kg

Giá cà phê tăng nhưng vẫn ở mức thấp

Khảo sát giá cả thị trường nông sản hôm nay 30/8, giá cà phê nguyên liệu tăng nhẹ 200 đồng với mức giá bán hiện tại khoảng từ 33.100 - 33.700 đồng/kg.

Cụ thể, tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá cà phê tại Bảo Lộc tăng nhẹ 200 đồng, với mức giá thu mua hiện tại là 33.100 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà cũng đang bán với mức giá 33.000 đồng/kg.

Giá cà phê hiện nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) đang ở mức 33.700 đồng/kg. Giá cà phê tại huyện Buôn Hồ cũng đang ở mức 33.700 đồng/kg.

Còn tại Gia Lai giá cà phê cũng đồng loạt tăng 200 đồng/kg và đang có mức giá 33.700 đồng/kg.

Tương tự giá cà phê tại Kon Tum hiện nay cũng thu mua quanh mức thấp với giá 33.700 đồng/kg.

Tỉnh Đắk Nông giá cà phê 30/8, đến đầu giờ sáng nay giá cà phê đang ở mức giá 33.600 đồng/kg.

Brasil đã thu hoạch xong cà phê Robusta vụ mới, cà phê Arabica vụ mới cũng đang được đẩy nhanh tiến độ thu hoạch giai đoạn cuối do lo ngại mùa mưa năm nay đến sớm sẽ gây bất lợi, trong khi thu hoạch vụ mới ở Indonesia cũng sắp hoàn tất. Cà phê vụ mới của hai nhà sản xuất lớn này cũng đã được bán ra thị trường xuất khẩu.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

'Em muốn khởi nghiệp nhưng m���i chỉ có ý tưởng thì phải làm sao?' Đây là lời khuyên của Shark Hưng

Ba yếu tố cần thiết để một startup cất cánh thành công: Lên ý tưởng, thực hiện và lăn lộn với công viêc.

'Em muốn khởi nghiệp nhưng mới chỉ có ý tưởng thì phải làm sao?' Đây là lời khuyên của Shark Hưng

14h, tầng 3 của một trung tâm tổ chức sự kiện tại Láng Hạ trở nên chật chội với hai hàng dài đa phần là những gương mặt trẻ. Sức nóng của chương trình Shark Tank kéo họ tới đây để được giao lưu cùng 5 vị shark quen thuộc.
Đừng sợ mất ý tưởng
Khởi nghiệp đã trở thành từ khóa hot với những người trẻ Việt Nam trong vài năm gần đây. "Em rất muốn khởi nghiệp nhưng mới chỉ có ý tưởng thì phải làm sao?" là một trong những câu hỏi phổ biến của giới trẻ dành cho Shark Phạm Thanh Hưng.
"Đầu tiên các bạn nên gặp một vài người để chia sẻ ý tưởng này, có thể đó là bạn thân của mình, người thân của mình. Đừng sợ bị mất ý tưởng, càng chia sẻ ý tưởng sẽ càng hoàn thiện", shark Hưng đưa ra lời khuyên.
Theo ông, việc đóng gói và hoàn thiện ý tưởng rất quan trọng. Ý tưởng đó có thể bắt nguồn từ giải bài toán gì đó trong xã hội hay xuất phát từ chính bản thân mình hoặc có thể là bắt chước từ người khác.
Bước thứ 2 theo phó chủ tịch CenGroup là xây dựng kế hoạch, mặc dù nó có thể rất sơ khai. "Kế hoạch của bạn bắt đầu từ cái tiềm năng của mình hiện có bao nhiêu tiền, bạn có bao nhiêu thời gian, bạn có năng lực gì, bạn có đam mê gì, bạn có ai sẵn sàng làm cùng mình hay không?", shark Hưng liệt kê ra sơ bộ một vài thứ then chốt cần có trong bản kế hoạch.
Vị doanh nhân này còn đưa ra kịch bản nếu thiếu vấn đề gì thì bạn định giải quyết vấn đề ấy ra sao, mời ai tham gia cùng. Ngoài ra bản kế hoạch còn có các vấn đề liên quan đến vận hành, triển khai như nào, quy mô sản xuất nhà máy sản phẩm ra sao, bắt đầu từ con người đến dịch vụ. Tiếp theo là tiền.
"Tiền bao giờ cũng cần nhưng rõ ràng không phải là tất cả. Nếu ý tưởng của bạn tốt thì việc có tiền là rất dễ", ông bật mí.
Shark Hưng đặc biệt nhấn mạnh đến việc chia sẻ ý tưởng với những người sẵn sàng góp ý. Thậm chí đó có thể là các shark, như bản thân ông thông qua Facebook cá nhân cũng nhận được nhiều câu hỏi và sẵn sàng chia sẻ riêng.
Bước tiếp theo là phải hành động. "Nghĩ ít thôi. Tất cả những khâu chuẩn bị trên chỉ nên trong vòng 1 vài tháng, làm luôn, còn không để quá muộn thì không có cơ hội để điều chỉnh lại nếu kế hoạch sai", doanh nhân này nhấn mạnh.
Em muốn khởi nghiệp nhưng mới chỉ có ý tưởng thì phải làm sao? Đây là lời khuyên của Shark Hưng - Ảnh 1.
Ba bước cơ bản để khởi nghiệp thành công
Không chỉ shark Hưng, tác giả nổi tiếng Dan Norris trong cuốn 7 ngày khởi nghiệp cũng từng nêu lên ba yếu tố cần thiết để một startup cất cánh thành công: Lên ý tưởng, Thực hiện và Lăn lộn với công viêc.
Lên ý tưởng
Có một châm ngôn nổi tiếng khác trong giới doanh nhân, đó là: "Ý tưởng không quan trọng, quan trọng là việc thực hiện ý tưởng đó." Tuy nhiên Dan Norris lại cho rằng lời khuyên này tuy mang tính thiện chí nhưng không đúng.
Ông quan sát những startup theo xu thế và thành công nhận thấy rằng tất cả họ đều nỗ lực vì một thành quả mang tính độc nhất vô nhị. Đó có thể không phải là một sản phẩm Iphone tiếp theo, nhưng là một ý tưởng chắc chắn thu hút được sự quan tâm đủ để "cất cánh".
Và hầu hết các người khởi nghiệp đam mê đều đầu tư 100% thời gian vào nghiên cứu ý tưởng. Họ có thể thao thao về ý tưởng cho tới khi mặt mày đỏ gay, nhưng khi đả động tới những yếu tố khác thì họ lại im như thóc.
Thực hiện
Em muốn khởi nghiệp nhưng mới chỉ có ý tưởng thì phải làm sao? Đây là lời khuyên của Shark Hưng - Ảnh 2.
Dan Norris.
Khi đã có một ý tưởng xuất sắc, bạn cần hiện thực hóa nó một cách hiệu quả, làm sao để đưa một sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường một cách nhanh chóng. Thực thi là khả năng bạn thể hiện ý tưởng của bản thân xuất sắc như những ý tưởng tuyệt vời nhất trên thế giới.
Chẳng ích gì khi phàn nàn về việc bạn phải tự bỏ vốn và không có tài xoay sở. Khách hàng sẽ chẳng hề quan tâm đến việc đó. Họ chỉ đưa ra những so sánh và lựa chọn. Nếu bạn không thể cung cấp dịch vụ/ sản phẩm tốt như đối thủ, họ sẽ chọn đối thủ cạnh tranh của bạn.
Nếu bạn không thể thể hiện ý tưởng của mình theo một cách có thể sánh ngang các công ty hàng đầu thế giới, hãy kiếm tìm một cộng sự đồng sáng lập, người có thể làm được điều đó.
Lăn lộn với công việc
Yếu tố cuối cùng là khả năng lăn lộn. Theo Dan Norris, lăn lộn là theo đuổi không ngừng nghỉ việc cần làm được tại một thời điểm nào đó.
Nhìn chung, đối với một startup giai đoạn đầu việc lăn lộn là dành thời gian làm những việc có khả năng mang khách hàng đến với bạn nhất. Đối với một số người, đó có thể là việc thâm nhập thực tế.
Ngay chính Dan Norris, ông xây dựng doanh nghiệp của mình dựa trên sự hỗ trợ từ marketing nội dung. Ông đã đăng tải 250 bài viết trong năm đầu tiên, mỗi ngày 13 bài. Hiện tại, nội dung website của công ty Dan Norris chính là một cỗ máy tạo khách hàng tiềm năng thành công tới mức họ hoàn toàn không cần quảng cáo.
Đối với bạn, lăn lộn có thể là việc tạo lập và mở rộng mạng lưới quan hệ. Có thể là gọi điện và thuyết phục khách hàng mở hầu bao của họ. Cũng có thể là nhờ vả các mối quan hệ. Cho dù là gì đi nữa, thì đó cũng phải là cách tốt nhất, vì giải quyết được vấn đề lớn nhất của bạn ngay bây giờ.
Tuy nhiên một số người không giỏi lăn lộn. Họ không biết cách chọn lọc, tìm ra những việc thật sự cần làm, vì thế phải mệt mỏi hoàn thành đống việc vô nghĩa.
Vì vậy theo ông, hãy trung thực với chính mình. Nếu việc lập ý tưởng, thực hiện, hay lăn lộn để hiện thực hóa ý tưởng không phải là điểm mạnh của bạn, hãy tìm một cộng sự đồng sáng lập thành thạo những khía cạnh này. Bạn cần làm vậy nếu muốn có một startup thành công.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Giá cá lăng xuống quá thấp, người nuôi buộc phải 'găm hàng'

Mặc dù đã bước vào thời kỳ thu hoạch nhưng tình trạng giá cá lăng xuống quá thấp trong nhiều tháng qua đã khiến người nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Thác Mơ (thuộc khu vực huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) gặp rất nhiều khó khăn đầu ra.

Cá lăng nuôi bè ở hồ Thác Mơ. Ảnh:

gia ca lang xuong qua thap nguoi nuoi buoc phai gam hang

Cá lăng nuôi bè ở hồ Thác Mơ. Ảnh: baobinhphuoc.vn

Chị Nguyễn Thị Thủy, một trong những hộ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Thác Mơ thuộc khu vực ấp Bình Đức 1, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước cho biết: Mặc dù đã bước vào thời điểm thu hoạch nhưng vẫn còn gần 1 ngàn con cá lăng các loại đang được nuôi giữ và chưa xuất bán được.
Theo chị Thủy, so với mọi năm, giá cá lăng năm nay xuống thấp gần một nửa khiến hầu hết những người cá lăng trên long hồ thủy điện Thác Mơ đều không mặn mà với việc xuất bán cho thương lái.
"Cụ thể, theo giá thị trường hiện tại, giá cá lăng năm nay chỉ có giá 42 ngàn/kg. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá cá lăng đã là 65 - 70 ngàn/kg. Với giá cả như hiện tại, mặc dù vẫn được thương lái thu mua nhưng các hộ nuôi cá không muốn bán vì nếu bán thì không có lời, thậm chí bị lỗ nặng", chị Thủy chia sẻ.
Cạnh bè cá của gia đình chị Thủy, ông Nguyễn Văn Thâu đang thoăn thoắt gỡ những con cá mồi ra khỏi mắt lưới sau một đêm lênh đênh trên lòng hồ thủy điện Thác Mơ trở về. Những con cá mồi này sẽ được sử dụng làm thức ăn cho đám cá lăng đang nuôi giữ trong lồng.
Ngày nào cũng vậy, từ 9 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau, ông Thâu đều cùng vợ đi giăng lưới khắp khu vực lòng hồ những mong kiếm được đủ số cá mồi nuôi cá. Nhưng không phải hôm nào cũng may mắn khi nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng ít dần.
Tâm trạng buồn bã, ông Thâu cho biết: "Nuôi cá lăng cũng có lời được đồng ra đồng vào nhưng đó là so với thời điểm giá cá ở mức chấp nhận được. Chứ giá cá như thời điểm hiện tại thì người dân nuôi cá lồng thu về hòa vốn đã là mừng lắm rồi. Giá cá thấp, người dân không có lời nên cũng không có tiền mua thức ăn để đầu tư cho cá".
Những hộ nuôi cá lồng như ông Thâu, chị Thủy đều là các hộ dân trở về từ bên kia biên giới Campuchia, không một mảnh đất cắm dùi, số tiền trong tay cũng ít ỏi nên phải chọn lòng hồ làm nơi sinh sống, mưu sinh, thậm chí bè cá cũng là nhà.
Họ nuôi cá chủ yếu bằng nguồn thức ăn từ tự nhiên mà không sử dụng thức ăn công nghiệp. Vậy nên, thời gian thu hoạch thường phải kéo dài gấp đôi so với bình thường.
"Nuôi cá kiểu này lâu lớn lắm. Người ta nuôi 4, 5 tháng chứ mình phải nuôi cả năm hơn. Mà bây giờ thương lái cũng không chuộng cá nhỏ, cá phải qua 3 kg người ta mới chuộng. Thời gian nuôi càng lâu hơn nữa. Nếu mà giá cá cao thì một năm cũng được mười mấy, hai chục triệu chứ giá thấp vậy thì mình cũng khó", ông Thâu cho biết!
Chúng tôi dạo một vòng qua các hộ nuôi cá lồng ở khu vực xung quanh, lồng cá nào cũng còn khá lớn lượng lớn cá đang được các hộ dân nuôi giữ. Dù biết cá nuôi giữ sẽ tốn thêm thức ăn đồng thời không đảm bảo được trọng lượng nhưng họ đành chấp nhận. Bởi ai cũng hi vọng mức giá sẽ "nhích" lên chút đỉnh trong thời gian tới để cứu lấy phần nào lợi nhuận còn hơn là bán giá rẻ khi bao nhiêu công sức, tiền của đều đã đổ vào lồng cá.
Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Đức Hạnh, hiện đã có trên 10 hộ dân theo nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện Thác Mơ. Mỗi hộ đều nuôi từ 3 - 4 ngàn con, chủ yếu là các lăng (bình quân mỗi con 1 kg) với hàng chục tấn cá đang nuôi ở các lồng bè.Tuy nhiên, khoảng một năm trở lại đây, giá cá bắt đầu xuống thấp, nhất là cá lăng khiến nghề nuôi cá bấp bênh rủi ro.
"Giá cá có xuống thấp mình cũng phải ráng theo chứ bây giờ cũng đâu có biết làm nghề gì để sống. Không có tiền thì phải đi vay nợ bên ngoài thôi", ông Nguyễn Tấn Nam, một hộ dân nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện Thác Mơ chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Duy Hòa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, để hỗ trợ người dân trong thời điểm khó khăn, hàng năm, hội nông dân xã Đức Hạnh đều phối hợp với trung tâm thuỷ sản hỗ trợ cá giống về cho các hộ dân. Điển hình như năm vừa qua, đã có 3 hộ dân được nhận con giống hỗ trợ.
"Ngoài việc hỗ trợ cá giống, địa phương, hội nông dân cũng sẽ hỗ trợ thêm trong vấn đề vay vốn để góp phần duy trì nghề nuôi cá ở địa phương", ông Hòa cho biết thêm.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Shark Phạm Thanh Hưng: Nhiều người nói về lòng trung thành trong công việc nhưng tôi nhảy việc r��t kinh khủng, tôi khuyên các bạn trẻ không hợp là rút lui ngay!

Theo Shark Phạm Thanh Hưng, mỗi người chỉ có một quỹ thời gian là 24 giờ, nên các bạn trẻ cần tận dụng hợp lý thay vì lãng phí cho những thứ không mang lại hiệu quả

Shark Phạm Thanh Hưng: Nhiều người nói về lòng trung thành trong công việc nhưng tôi nhảy việc rất kinh khủng, tôi khuyên các bạn trẻ không hợp là rút lui ngay!

Mặc dù là vị cá mập "kén ăn" nhất Shark Tank Việt Nam, thường ít khi đầu tư một mình mà hay hợp tác cùng Shark khác, nhưng Shark Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT Cenland lại được lòng khán giả vì phong cách vui vẻ, hài hước. Xuất hiện tại sự kiện "Đối đầu thách thức" do Shark Tank Việt Nam tổ chức đầu tuần này, Shark Phạm Thanh Hưng tiếp tục làm nóng hội trường nhờ những chia sẻ thực tế về vấn đề công việc của các bạn trẻ.
Shark Hưng cho biết nhiều người hay đề cập đến vấn đề trung thành trong công việc nhưng anh lại là con người nhảy việc "rất kinh khủng".
"Đến nay tôi đã nhảy việc hàng chục công ty rồi, có những công ty như Ford, Toyota tôi chỉ làm việc vài tháng, còn 1-2 công việc là tôi làm lâu hơn thôi".
"Tôi khuyên các bạn nếu thấy công việc không thoải mái, không hợp với bản thân mình thì hãy rút luôn để đổi công việc khác, thậm chí nghỉ luôn ngay khi chưa tìm được công việc mới. Không nên cố gắng níu kéo vì điều đó chỉ làm mất thời gian của chúng ta".
Shark Phạm Thanh Hưng: Nhiều người nói về lòng trung thành trong công việc nhưng tôi nhảy việc rất kinh khủng, tôi khuyên các bạn trẻ không hợp là rút lui ngay! - Ảnh 1.
Lý giải cụ thể hơn, phó chủ tịch Cenland khẳng định điều quan trọng nhất là sử dụng quỹ thời gian thế nào cho hiệu quả. Anh lập luận rằng thời gian là công bằng với tất cả, ai cũng chỉ có 24h/ngày, không giống như tiền bạc, có thể người này nhiều người kia ít.
"Vì quỹ thời gian của mọi người đều giống nhau nên tôi thấy rất đáng tiếc khi nhiều bạn trẻ giết thời gian cho những trò không mang lại cái gì cả. Tôi khuyên các bạn hay sử dụng quỹ thời gian vô cùng quý giá của người trẻ hợp lý".
"Ví dụ hãy tận dụng giai đoạn 18-20 để đọc sách. Ở độ tuổi 18-20 đầu óc sẽ giống bộ nhớ USB nhưng chưa ghi cái gì cả, đọc đâu nhớ đấy, tốc độ liên tục, nhanh kinh khủng. Như tôi bây giờ tốc độ ghi nhớ chậm hơn vì bộ nhớ bị đầy rồi, quá nhiều mối quan tâm khác ảnh hưởng đến mình".
"Hãy tận dụng đừng để lãng phí vì có những thứ sau này không làm lại được", Shark Hưng khẳng định.
Tương tự Shark Phạm Thanh Hưng, chia sẻ tại sự kiện, Shark Thái Vân Linh, Giám độc vận hành và chiến lược Quỹ đầu tư Vinacapital cũng cho rằng các bạn trẻ nên tận dụng thời gian trong ngày để làm những việc "nhỏ nhỏ nhưng mang lại kết quả lớn".
"Buổi sáng thay vì thức trễ thì mình thức sớm hơn để đọc tin tức nghiên cứu thêm; buổi trưa thay vì đi ngủ, ăn thì mình xem thêm, làm việc thêm; buổi chiều thay vì về ngay lúc mọi người về thì mình lại khoảng 1, 2 tiếng gì đó; về nhà có thể dùng nửa tiếng lên Facebook để nghiên cứu, đọc sách gì đó".
"Hãy làm những gì không ai làm: Khi người ta đi chơi, giải trí thì các bạn học hỏi, nghiên cứu tăng trưởng kiến thức của mình, như vậy các bạn mới có thể bảo vệ mình khi bước ra khỏi vòng an toàn", Shark Linh kết luận.

Giá caosu hôm nay 27/8 giảm mạnh kể từ đầu năm na

Giá caosu giảm mạnh kể từ đầu năm nay do nguồn cung toàn cầu tăng cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu caosu của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn do nhu cầu thấp từ các nước nhập khẩu caosu chủ chốt. "Hiện xuất caosu thô nguyên liệu chủ yếu là sang Trung Quốc, nay, hàng bên đó tồn kho quá nhiều, ngay cả mủ caosu tại Trung Quốc vẫn khó bán do Mỹ áp thuế,"- chủ 1 doanh nghiệp cho biết.
Theo thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2018, dù sản lượng caosu xuất khẩu tăng 11,3% so với cùng kỳ, nhưng giá xuất khẩu giảm khoảng 20% nên giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1 tỉ USD, giảm gần 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Hiệp hội Caosu Việt Nam, hiện giá caosu ở các tỉnh phía Nam, vùng trồng caosu chính của cả nước, dao động 1.720 - 1.886 USD 1 tấn, giảm 56,8 USD trong 8 tuần qua. Giá trung bình caosu SVR 3L xuất khẩu của Việt Nam vừa qua là 2.100 USD tấn, giảm 28,93 USD so với mức của cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình cảnh tiêu thụ caosu đang trở nên vô cùng khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp chế biến caosu không đạt được mục tiêu lợi nhuận, hoặc phải cắt giảm mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Các doanh nghiệp sản xuất mủ caosu tại địa bàn Thái Nguyên cho biết, hiện đang gặp nhiều khó khăn vì mủ sản xuất ra tiêu thụ khó, cùng với đó, mưa kéo dài trong nhiều ngày làm vườn cây bị bệnh rụng lá. Việc cạo mủ caosu cũng bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 10 ngày đầu tháng 8.2018, giá caosu tại thị trường trong nước vẫn ở mức thấp.
Hiện tại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu caosu lớn nhất với khối lượng tính trong tháng 7.2018 đạt 91,52 nghìn tấn, trị giá 118,58 triệu USD. Malaysia là các thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 đối với caosu tự nhiên của Việt Nam trong vài năm qua.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên giá caosu xuất khẩu rớt mạnh như vậy. Nhiều năm qua, thị trường caosu luôn ở tình trạng cung vượt cầu, khiến giá caosu luôn ở mức thấp. Thông thường, giá caosu thiên nhiên có xu hướng đi theo giá dầu, tức là giá dầu xuống giá caosu cũng xuống và ngược lại. Nhưng hiện nay, tình hình đang đi ngược lại với quy luật trên khi giá dầu đã lên nhưng giá caosu vẫn giảm. Một số chuyên gia dự báo, tình trạng này sẽ còn kéo dài trong vài năm nữa nên các DN sẽ phải đối mặt với việc giá caosu thấp kéo dài.
Trao đổi với báo chí, ông Võ Hoàng An - Tổng Thư ký Hiệp hội Caosu Việt Nam - cho biết, hiện 11 nhà sản xuất vỏ xe lớn nhất thế giới với thị phần tiêu thụ lên đến 65% lượng caosu thiên nhiên toàn cầu đã cùng thống nhất chủ trương sẽ đi theo hướng phát triển bền vững. Bà Trần Thị Thúy Hoa - Trưởng ban Tư vấn Phát triển ngành cao su - Hiệp hội Cao su Việt Nam - cho biết: "Các khách hàng hiện tại và tiềm năng hiện đã bắt đầu đặt ra yêu cầu nguyên liệu phải có chứng chỉ bền vững FSC. Khi trả lời chưa có, chúng tôi đã bị mất một số khách hàng".
Trước tình hình đó, bà Hoa khẳng định, phát triển bền vững chính là lối thoát cho caosu Việt Nam trong sự bế tắc kể trên, giúp caosu Việt Nam có được thị trường lâu dài và khách hàng tốt.
Giá caosu xuất khẩu của Việt Nam hiện ở mức khoảng 2.000 USD/tấn, thấp hơn 500-700 USD so với dự báo của Hiệp hội Caosu Việt Nam cho năm nay. Hiệp hội Caosu Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp trong nước giảm sản lượng và không bán với mức giá thấp hơn giá thế giới.