Công ty TNHH Sunny Opotech Việt Nam vừa có quyết định đầu tư thêm 260 triệu USD (tương đương khoảng 6.000 tỷ đồng) để tiếp tục thực hiện dự án số 2 tại Thái Nguyên, Báo Thái Nguyên đưa tin.
Trước đó, vào tháng 10/2020, doanh nghiệp này đã triển khai xây dựng Nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp mô đun camera tại Khu công nghiệp (KCN) Yên Bình (thị xã Phổ Yên) với tổng mức đầu tư ban đầu 9,8 triệu USD, đến nay đã tăng lên gần 30 triệu USD.
Hiện tại, Sunny Opotech Việt Nam đang lắp đặt thiết bị, dây chuyền sản xuất liên quan đến lĩnh vực quang điện tử, quang học và thiết bị đo đạc, đồng thời nghiên cứu và phát triển thiết bị thử nghiệm đa chức năng hoàn toàn tự động, tích hợp thử nghiệm đa quy trình, cánh tay robot tự động nạp và dỡ vật liệu, với quyền sở hữu trí tuệ độc lập.
Trong quý III, giá heo hơi 3 miền dao động 43.000 – 53.000 đồng/kg, giảm 30 – 45% so với tháng 1 do đợt dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Theo Cục Chăn nuôi, khoảng 30% số lượng heo quá lứa đang tồn đọng, nhu cầu thả nuôi tái đàn của bà con nông dân sụt giảm. Cầu giảm đã kéo theo giá các loại con giống lao dốc.
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Hải Triều, Giám đốc kinh doanh HTX nông nghiệp sinh thái và dịch vụ Vũ Sơn Đức (Hà Tĩnh) cho biết: "3 tháng nay, giá heo giống nuôi thương phẩm loại 7 kg chỉ còn 1,3 triệu đồng/con, giảm hơn 1 triệu đồng/con so với đầu năm.
Giá rẻ là vậy nhưng tình hình xuất giống rất chậm, thậm chí không ai mua. Heo giống ế ẩm, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng gần 40%, HTX đang lỗ ít nhất 300.000 đồng/con giống".
Thông thường, HTX chăm sóc đàn heo nái và xuất ra thị trường khoảng 1.500 con heo giống mỗi tháng.
Tuy nhiên, 3 tháng nay HTX gần như không xuất được heo giống vì người dân đã kiệt quệ tài chính, không còn động lực tái đàn sau khi nếm "trái đắng" giá heo giảm mạnh, kèm theo lo ngại dịch tả heo châu Phi bùng phát trở lại.
"Lúc mua heo giống giá 2,4 triệu đồng/con đến khi heo đạt 100 kg xuất chuồng chỉ bán chỉ được 4,5 triệu đồng/con. Với giá thức ăn như hiện nay, người nuôi đang lỗ khoảng 3 triệu đồng/con, thua đậm quá!", ông Triều nói.
Dù bán tháo hay nuôi tiếp đàn heo giống 5.500 con đều có nguy cơ lỗ tiền tỷ. Suy đi, tính lại, HTX vẫn chọn thuê chuồng, nuôi thương phẩm đàn heo với hy vọng giá heo hơi dịp Tết Nguyên đán về mức 55.000 – 60.000/kg để hòa vốn.
Ngoài yếu tố khách quan là dịch bệnh COVID-19, ông Triều cho rằng giá heo giống giảm một phần do thịt heo giá rẻ nhập khẩu từ nước ngoài tràn lan trên thị trường, ép giá heo trong nước giảm mạnh.
Do đó, đại diện HTX Vũ Sơn Đức mong muốn Chính phủ có chính sách giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu nhằm hạ nhiệt thức ăn chăn nuôi và hạn chế nhập khẩu heo đông lạnh, có chính sách bảo hộ cho ngành heo mới có thể "cứu" nông dân lúc này.
4. Khu đất chạy dọc cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ từ Vành đai 3,5 đến Ngũ Hiệp
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất chạy dọc cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ từ Vành đai 3,5 đến Ngũ Hiệp với diện tích khoảng 36.359,052 m2, dài khoảng 1,2 km.
Trung Quốc đang đẩy mạnh mua khí gas hóa lỏng (LNG) để phục vụ trong mùa đông. Điều này càng đẩy tình trạng khan hiếm nguồn cung trên toàn cầu lên mức cao hơn.
TheoBloomberg, Trung Quốc đang vật lộn để xoay xở đủ nguồn cung than cho các nhà máy và các hộ gia đình.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể phải đối mặt với viễn cảnh khủng hoảng năng lượng tương tự như sự hỗn loạn đang xảy ra tại Châu Âu. Điều này đã thúc đẩy một số gã khổng lồ năng lượng của quốc gia này như Sinopec (thuộc sở hữu nhà nước), tìm đến thị trường LNG giao ngay để đặt hàng để chuẩn bị cho mùa đông.
Giá khí đốt tự nhiên từ châu Âu đến châu Á đạt mức cao kỷ lục do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch và nguồn cung hạn chế.
Tình hình vốn đang căng thẳng do sự thèm muốn vô hạn của Trung Quốc đối với LNG để thúc đẩy phục hồi nền kinh tế. Đồng thời nước này được dự đoán sẽ vượt Nhật Bản, trở thành quốc gia nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất thế giới trong năm nay.
Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu LNG của Trung Quốc đã tạm ngừng mua giao ngay khi giá bắt đầu tăng trong mùa hè và cho rằng giá sẽ giảm. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra và hiện các công ty này đã phải quay trở lại cuộc chơi với giá LNG đã tăng một quãng dài.
Với những tiềm năng về hạ tầng và tăng trưởng kinh tế, thị trường bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất tại TP HCM không còn nhiều và các tỉnh Đông Nam Bộ đã dày đặc các dự án.
Vài năm trở lại đây, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, bao gồm cả những công trình mới và công trình cải tạo, góp phần thay đổi diện mạo đô thị vùng.
Mới đây, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) đưa ra nhận định, thị trường bất động sản một số tỉnh vùng BĐSCL trở nên sôi động sau khi Chính Phủ phê duyệt đầu tư hàng loạt tuyến lộ cao tốc và các cây cầu mới nối với TP HCM, rút ngắn thời gian di chuyển đến các tỉnh Miền Tây.
Nhiều dự án cao tốc như Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cầu Đại Ngãi,… dự kiến sau khi hoàn thành trong năm nay sẽ tạo ra một trục cao tốc hoàn chỉnh cho khu vực.
Suốt từ đầu năm 2020, thị trường Cần Thơ ghi nhận sự trầm lắng nhưng kể từ cuối tháng 7/2020 đã sôi động trở lại. Các dự án gần trung tâm TP, gần đường lớn có giá bình quân 40 - 60 triệu đồng/m2. Đối với dự án nằm lớp trong, tiếp giáp đường nhỏ có giá khoảng 19 - 30 triệu đồng/m2, tăng khoảng 7% so với năm 2019.
Tại Long An, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên lượng tiêu thụ chậm, các dự án chỉ đạt tỷ lệ hấp thụ bình quân khoảng 20%. Một số dự án có tiềm năng tốt giá bán dao động 21 - 26 triệu đồng/m2. Còn các vùng khác trong tỉnh có giá bình quân13 - 15 triệu đồng/m2.
Đảo ngọc Phú Quốc, Kiên Giang đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ trở lại của các nhà đầu tư sau thông tin lên thành thành phố. Nhiều tập đoàn lớn liên tiếp công bố đưa các khu đại đô thị du lịch ở đây vào vận hành khai thác.
Đánh giá về tiềm năng phát triển của bất động sản ĐBSCL, TS. Sử Ngọc Khương, cho rằng khu vực này sẽ rất thu hút và được quan tâm cao, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư tổ chức khi họ nhìn thấy lợi ích trong trung và dài hạn.
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, thị trường trái phiếu Việt Nam đang thiếu những yếu tố nền tảng, đặc biệt thiếu các định chế tài chính. Do vậy, gần như cuộc chơi trên thị trường này thuộc về các ngân hàng thương mại.
Ba lí do đẩy thị trường trái phiếu "phi nước đại"
Tại sự kiện trực tuyến về BĐS do Reatimes tổ chức sáng ngày 18/11, TS. Cấn Văn Lực, cũng đưa ra nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tương đối nhanh trong khoảng ba năm gần đây với ba lí do.
Thứ nhất, Chính phủ có định hướng phát triển thị trường trái phiếu nhằm đa dạng hóa nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp.
Thứ hai, qui mô và xuất phát điểm của thị trường trái phiếu ở Việt Nam còn thấp khi chỉ mới tương đương khoảng 11 - 12% GDP, còn mức bình quân trong khu vực 20 - 25% GDP.
Thứ ba, trái phiếu cũng là một kênh đầu tư của cả cá nhân và tổ chức với mức lãi suất tương đối hấp dẫn.
CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng từng đưa ra nhận định: "Trong bối cảnh tín dụng chỉ tăng khoảng 11% nhưng giá trái phiếu phát hành vượt 30% so với cùng kì cho thấy sự hấp dẫn từ việc huy động vốn thông qua kênh trái phiếu doanh nghiệp".
Dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp nói chung đã phát hành 159.555 tỉ đồng trái phiếu.
Riêng trong tháng 6, giá trị phát hành của các doanh nghiệp vượt 66.800 tỉ đồng. BĐS và tổ chức tín dụng luân phiên dẫn đầu về giá trị phát hành.
Liên quan đến ý kiến cho rằng doanh nghiệp phát hành thường không vay được vốn ngân hàng nên mới tìm đến trái phiếu, TS. Cấn Văn Lực cho rằng "không hẳn những doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu đều không vay được vốn ngân hàng mà đôi khi do tính toán về cơ cấu nguồn vốn, họ có thể vay một phần và phát hành trái phiếu một phần.
Nghị định số 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2020 đã sửa đổi, bổ sung qui định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp được nêu tại Nghị định số 163/2018/NĐ-CP, qua đó siết lại thị trường sau một thời gian tăng trưởng nóng.
Trong đó, có một số nội dung quan trọng như hạn chế khối lượng phát hành của mỗi doanh nghiệp, giảm tình trạng chia nhỏ các lô trái phiếu phát hành, chuẩn hóa bộ hồ sơ phát hành,…
Trong thời gian tới, huyện Vân Đồn tập trung đẩy nhanh tiến độ 6 dự án trọng điểm, đáng chú ý có KĐT Ocean Park, đường trục chính Trung tâm khu đô thị Cái Rồng, dự án mở rộng đường 334 từ sân Golf đến nút giao khu công viên phức hợp xã Vạn Yên, khu dân cư thôn 15 xa Hạ Long
UBND huyện Vân Đồn mới đây đã ban hành văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn Nguyễn Đức Minh tại cuộc họp ngày 14/9, về công tác GPMB tại 6 dự án trọng điểm trên địa bàn.
Cụ thể, với dự án KĐT Ocean Park (hòn Cặp Xe, xã Hạ Long), đáng chú ý, Phó Chủ tịch tỉnh yêu cầu rà soát hồ sơ, báo cáo UBND tỉnh về việc hết thời hạn thuê đất của ông Nguyễn Trọng Quỳnh; đồng thời cần có văn bản gửi tới hộ gia đình ông Nguyễn Trọng Quỳnh về việc hết thời hạn giao đất. Thời gian thực hiện xong trước ngày 25/9.