Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

Gánh khoản vay hơn 750 triệu USD, 'trùm BOT' CII loay hoay kiếm tiền trả nợ

  Giai đoạn 2018 - 2021 đối với CII là thời gian giải ngân cao điểm cho loạt dự án lớn, song việc ngân hàng siết tín dụng khiến doanh nghiệp phải xoay xở qua kênh trái phiếu đồng thời đẩy gánh nặng nợ tăng cao. Trước áp lực đó, CII đặt mục tiêu thu về hơn 8.200 tỷ đồng đến hết năm 2022 để thanh toán bớt nợ và kết thúc giai đoạn dòng tiền âm.

CII liên tục phát hành trái phiếu dù đang gánh khoản vay hơn 750 triệu USD

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (mã chứng khoán: CII) vừa thông báo chào bán 5 triệu trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Với giá chào bán 100.000 đồng/trái phiếu, ước tính tổng số vốn CII thu về là 500 tỷ đồng.

Trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, lãi suất cố định 9,5%/năm và được trả lãi định kỳ 3 tháng/lần. Thời gian để nhà đầu tư mua trái phiếu kéo dài từ ngày 2/10 đến ngày 21/10/2021. Lần chào bán này được thu xếp bởi CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS).

Những năm gần đây, CII liên tục phát hành trái phiếu ra thị trường. Tính riêng hai quý đầu năm 2021, CII đã có hai đợt phát hành trái phiếu, thu về tổng số tiền là 790 tỷ đồng. Năm 2020, doanh nghiệp cũng đã thực hiện phát hành 8 đợt trái phiếu với tổng số tiền thu được hơn 5.000 tỷ đồng.

Theo bản cáo bạch ngày 28/9/2021, CII có 13 loại trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị lưu hành hơn 7.200 tỷ đồng, chủ yếu là các trái phiếu thường, không chuyển đổi và không kèm chứng quyền.

Với lần phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu vừa công bố, dư nợ của CII có thể tăng thêm trong đợt hạch toán cuối quý III này.

Trở lại thời điểm cuối quý II/2021, báo cáo tài chính của CII cho thấy dư nợ vay của doanh nghiệp đã lên tới 17.500 tỷ đồng, tăng hơn 900 tỷ đồng so với đầu kỳ và cao gấp đôi vốn chủ sở hữu. Nợ vay từ trái phiếu chiếm gần 43% tổng dư nợ vay của CII, đạt gần 7.500 tỷ đồng.

Gánh khoản vay hơn 750 triệu USD, 'trùm BOT' CII loay hoay kiếm tiền trả nợ - Ảnh 1.

Tổng dư nợ vay của CII thời điểm cuối quý II/2021. (Nguồn: Cáo bạch phát hành trái phiếu).

Còn tiếp...

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

Giá nhà không ngừng tăng, tiền tích lũy mua nhà của người dân mỗi năm một eo hẹp

Giá nhà trung bình vẫn tăng trong giai đoạn dịch COVID-19 kéo dài. Trong khi tốc độ gia tăng tài sản nhanh hơn tốc độ gia tăng tích lũy hay gia tăng thu nhập của cá nhân, ước mơ mua nhà của người dân ngày càng xa vời...

Nguồn: https://vietnambiz.vn/gia-nha-khong-ngung-tang-tien-tich-luy-mua-nha-cua-nguoi-dan-moi-nam-mot-eo-hep-20211001212158885.htm

Giá nhà không ngừng tăng, tiền tích lũy mua nhà của người dân mỗi năm một eo hẹp - Ảnh 1.

Giá nhà không ngừng tăng, tiền tích lũy mua nhà của người dân mỗi năm một eo hẹp. (Ảnh minh họa: Nguyên Ngọc).

Giá nhà ở hai thành phố lớn tiếp tục tăng 13-14%

Trước khi COVID-19 bùng phát, hai thành phố lớn là TP HCM và Hà Nội ghi nhận lượng căn hộ chào bán và tỷ lệ hấp thụ ở mức tốt. Dữ liệu từ CBRE cho thấy, số lượng chào bán mỗi năm ít nhất 20.000-25.000 căn, thậm chí ở giai đoạn cao điểm 2016-2017 con số này lên đến 35.000 căn mỗi năm.

Kể từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên số lượng căn hộ chào bán chỉ khoảng 15.000 căn ở mỗi thành phố. Trong 9 tháng đầu năm nay (tính đến ngày 23/9), lượng căn hộ mở bán ở hai thành phố tiếp tục giảm.

Trong đó, Hà Nội có khoảng 10.000 căn hộ được mở bán, giảm 19% so với cùng kỳ. Do tình hình dịch bùng phát mạnh ở phía Nam kể từ tháng 4 nên rổ hàng ở TP HCM giảm mạnh hơn với 36%, tương đương khoảng 7.500 căn hộ được mở bán.

Tỷ lệ tiêu thụ cũng giảm khoảng 15-19% ở mỗi thành phố. Mặc dù khả năng chi trả và thu nhập của người mua bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi dịch nhưng giá bán trên thị trường sơ cấp vẫn tăng ở tất cả các phân khúc.

Trong đó, giá bán căn hộ trung bình ở TP HCM trong 9 tháng đầu năm khoảng 2.260 USD/m2 và ở Hà Nội khoảng 1.500 USD/m2, tăng 13-14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó ở năm 2020, giá cũng tăng khoảng 10%.

Tiền tích lũy mua nhà ngày càng eo hẹp

Từng chia sẻ với người viết, anh Trọng Hiếu, nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết anh dự định mua một căn nhà giá 1,4 tỷ đồng tại thủ đô, trong đó anh có khoản tiền tích lũy 300 triệu đồng, còn lại phải vay mượn. 

Anh cũng từng nghĩ đến vay vốn ngân hàng, tuy nhiên sau khi ước tính tiền lãi và gốc phải trả hàng tháng vượt hơn 50% tổng thu nhập nên có lúc anh cảm thấy chùn bước và ước mơ mua nhà là một điều gì đó quá xa vời.

Tại tọa đàm BĐS "Khẩu vị người mua căn hộ thay đổi ra sao?" diễn ra vào ngày 30/9, anh Hùng Minh, một nhân viên văn phòng chia sẻ anh đã đi làm được 10 năm nhưng chỉ tích lũy được khoảng 500 triệu đồng.

Nhiều người khuyên anh nên vay thêm ngân hàng để đi mua căn hộ vì càng chờ giá căn hộ càng leo thang. Với số tiền tiết kiệm hiện có, muốn mua được nhà anh phải sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn.

Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, khi nguồn cung nhà ở ngày càng hạn chế, nguồn cung căn hộ bình dân, vừa túi tiền càng hạn chế hơn. Trường hợp như anh Minh nếu đợi thêm một thời gian thì giá nhà cũng sẽ tăng lên tương ứng và số tiền đã tích lũy được lại càng trở nên eo hẹp hơn để mua một căn nhà.

"5 năm trước, với số tiền hơn 2 tỷ đồng có thể mua được một căn hộ hai phòng ngủ, còn bây giờ muốn mua được phải có số tiền gần gấp đôi", bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, Phó Tổng Giám đốc DHA Corporation đưa ra ví dụ cho thấy giá nhà liên tục tăng vọt qua từng năm. Bà Thủy cũng cho rằng tốc độ gia tăng tài sản nhanh hơn tốc độ gia tăng tích lũy hay gia tăng thu nhập của cá nhân.

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Ngành kim loại Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng vì thiếu điện

Theo Reuters, các nhà sản xuất đồ gia dụng đến các công ty ô tô, xây dựng và sản xuất tấm pin mặt trời có thể đối mặt với việc cắt giảm sản lượng khi Trung Quốc rơi vào khủng hoảng thiếu điện.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Việc kiểm soát sản lượng kim loại hướng đến mục tiêu hạn chế phát thải carbon trong mùa đông không phải là điều mới mẻ đối với các nhà sản xuất thép và nhôm của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng điện tăng cao song nguồn cung than khan hiếm khiến nước này rơi vào tình trạng thiếu điện suốt mùa hè, nhiều nhà máy tiêu thụ điện năng lớn phải dừng hoạt động. Tất cả mọi người đều đang lo lắng về việc không đủ điện để sưởi ấm khi mùa đông đang đến gần.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực như sản xuất nhôm và xi măng đang được xếp vào nhóm ngành tiêu thụ điện năng lớn, buộc phải hạn chế sản xuất để ưu tiên cho những ngành tiêu thụ ít điện năng hơn.

Các nhà sản xuất phân bón cũng "máy hút điện" khét tiếng, chịu ảnh hưởng bởi việc cắt điện và giá điện tăng. Tuy nhiên, ngành này có vai trò quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nên được phép duy trì hoạt động và đảm bảo nguồn cung điện.

Ngành kim loại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Việc nhiều nhà sản xuất kim loại nhận được lệnh giảm công suốt để tiết kiệm năng lượng, dẫn đến sản lượng nguyên liệu công nghiệp quan trọng bị thiếu hụt.

Phần lớn sản lượng kim loại của Trung Quốc tập trung ở các khu vực thắt chặt nguồn cung như Giang Tô, Hà Bắc, Tân Cương và Vân Nam vì nhu cầu sử dụng điện vượt quá khả năng cung cấp và buộc chính phủ phải có hành động quyết liệt để cố gắng ngăn chặn tình trạng tiêu thụ điện quá mức.

Ngành kim loại Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng vì thiếu điện - Ảnh 2.

(Nguồn: Reuters, Việt hóa: Hoàng Anh)

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley ước tính 7% công suất nhôm ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm điện. Trong khi khoảng 67% tổng công suất thép của Trung Quốc trên 11 tỉnh được yêu cầu áp dụng một số biện pháp kiểm soát sản lượng cho nửa cuối năm 2021.

Đối với xi măng, 35% tổng sản lượng của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng và khoảng 30 - 40% năng lực sản xuất hóa dầu cũng trong tình trạng này.

Ông Colin Hamilton, công ty phân tích thị trường BMO Capital Markets cho biết, Trung Quốc sẽ sản xuất ít hơn khoảng 1,5 triệu tấn nhôm so với kế hoạch trong năm nay, đồng nghĩa với việc doanh thu kim loại bị mất 4,5 tỷ USD.

Giá nhiều mặt hàng đang có xu hướng tăng nóng như nguyên liệu sản xuất thép như ferrosilicon và silicomangan, lần lượt tăng 87% và 58% trong quý III vì quy định hạn chế tiêu thụ điện.

Tương tự, giá than và kim loại của Trung Quốc tăng cao trong bối cảnh khủng hoảng nguồn điện, buộc phải cắt giảm sản lượng.

Ngành kim loại Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng vì thiếu điện - Ảnh 3.

(Nguồn: Reuters, Việt hóa: Hoàng Anh)

Bà Clare Hanna, nhà phân tích thép cấp cao tại công ty phân tích thị trường CRU, cho biết: "Việc thiếu điện và kiểm soát sản lượng kim loại là chủ đề được bàn tán nhiều nhất trên thị trường. Chúng tôi ước tính trogn tháng 7 sản lượng silicomangan của Trung Quốc đã giảm 40% so với tháng 6, tình trạng này ở Nội Mông Cổ  đã lan sang Quảng Tây và các nơi khác.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nganh-kim-loai-trung-quoc-phai-cat-giam-san-luong-vi-thieu-dien-20210930193632391.htm

Từ câu chuyện Evergrande, chuyên gia tài chính đưa ra hai kịch bản trái chiều về tương lai thị trường BĐS Việt Nam

  Hai chuyên gia tài chính là TS. Đinh Thế Hiển và TS. Nguyễn Trí Hiếu đưa ra các góc nhìn khác nhau về thị trường BĐS Việt Nam trong giai đoạn tới từ trường hợp Evergrande của Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng nợ của một trong những tập đoàn BĐS lớn nhất Trung Quốc Evergrande đang khiến các nhà đầu tư toàn cầu bất ngờ và lo ngại, trong đó có các nhà đầu tư Việt Nam. 

Cả GDP của Việt Nam năm 2020 là 354 tỷ USD, còn nợ của Evergrande là 320 tỷ USD - khoản nợ khổng lồ ngang ngửa GDP của một quốc gia. 

Nhiều ý kiến cho rằng vụ Evergrande sẽ ảnh hưởng tới thị trường BĐS Việt Nam, bởi về kinh tế, Trung Quốc là quốc gia có tổng kim ngạch thương mại lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, mô hình phát triển thị trường BĐS của Trung Quốc cũng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. 

Tại talkshow "Nhìn từ vụ Evergrande đến tương lai thị trường bất động sản Việt Nam" do Cafeland tổ chức, hai chuyên gia tài chính ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu và TS Đinh Thế Hiển đã có những nhận định ngược chiều nhau về vấn đề này.

BĐS Việt Nam sẽ không có chuyện như Evergrande

TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, "bom nợ" Evergrande sẽ có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới thị trường bất động sản Việt Nam, do cả hai nước đều có sự tương đồng về nền kinh tế, sự tăng trưởng và đầu tư BĐS. 

Ông cho biết, cả hai thị trường BĐS Trung Quốc và Việt Nam đều được các chuyên gia đánh giá chung là tăng quá nóng. Điều này thể tạo ra những bất hợp lý, xa rời sức mua và tạo ra thị trường ảo với mức giá tăng quá cao. 

Từ câu chuyện Evergrande, chuyên gia tài chính đưa ra hai kịch bản trái chiều về tương lai thị trường BĐS Việt Nam - Ảnh 1.

Evergrande đang là "quả bom nợ " của Trung Quốc và toàn cầu. (Ảnh: Getty Image).

Còn tiếp...

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

4. Khu đất từ QL1A đến Trung tâm dạy nghề huyện Thanh Trì

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ QL1A  đến Trung tâm dạy nghề huyện Thanh Trì với diện tích khoảng 6.642,663 m2, dài khoảng 230 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Liên Ninh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Heo quá lứa bán không ai mua, người chăn nuôi khốn đốn

Sau thời gian khó khăn tiêu thụ vì TP HCM và các tỉnh phía nam thực hiện giãn cách xã hội, nhiều hộ nuôi tại Đồng Nai, thủ phủ chăn nuôi heo, đang lâm vào tình trạng khốn đốn khi đàn heo đã quá lứa trông chờ được xuất bán nhưng phía thương lái vẫn bặt tăm.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Chia sẻ với người viết, ông Thụy ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, cho biết gần ba tuần nay, đàn heo hơn 100 con của ông đến kỳ xuất chuồng nhưng vẫn chưa tiêu thụ được. 

"Bình thường thương lái sẽ vào bắt hết nhưng giờ có bắt cũng nhỏ giọt, hỏi ra thì thương lái nói không có người ăn, chợ không bán được nên không thể tiêu thụ hàng. Trong khi giá thì xuống thấp và giá nào cũng có, có người bán được 53.000 đồng/kg nhưng có người bán chỉ 40.000 đồng/kg đối với heo thịt, heo đẹp, còn heo mỡ thì không bán được.

Thực sự đây là thảm họa giá và đầu ra của người chăn nuôi, ở những đợt trước dù giá giảm nhưng vẫn có người mua nhưng lần này kêu đến 7 - 8 thương lái rồi mà cũng không ai mua", ông Thụy chia sẻ..

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cũng thừa nhận thị trường tiêu thụ lớn nhất của mặt hàng heo hơi là TP HCM đã giảm rất mạnh do hàng loạt chợ đầu mối, chợ truyền thống đều ngưng hoạt động. 

Ngay cả kênh tiêu thụ lớn và ổn định từ trước đến nay là các nhà máy chế biến cũng có nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động vì dịch bệnh.

Heo quá lứa bán không ai mua, người chăn nuôi khốn đốn - Ảnh 1.

Nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh khiến đầu ra heo hơi khó khăn, lượng heo quá lứa từ đó tăng cao. (Ảnh: Agri.vn)

Tình trạng kéo dài nhiều tháng nay đã khiến lượng heo đến kỳ xuất chuồng không bán được do thị trường tiêu thụ kém, dẫn đến tích lũy lượng lớn heo quá lứa. 

"Trước dịch TP HCM tiêu thụ mỗi ngày khoảng 6.000 - 7.000 con heo nhưng những tháng giãn cách chỉ tiêu thị khoảng 1.000 con/ngày, làm dồn ứ khoảng 4.000 - 5.000 con/ngày. Đáng nói là khi giá heo xuống thấp, thức ăn chăn nuôi tăng 40% mà thị trường tiêu thụ kém nên lượng heo tồn ngày càng nhiều, chuồng trại bị dồn nén càng khiến dịch tả heo châu Phi dễ nổ trở lại", ông Đoán chia sẻ.

Đây cũng là lo ngại của người chăn nuôi như ông Thụy, bởi đứng trước tình cảnh heo quá lứa không bán được vẫn neo giữ trong chuồng khiến thu nhập bị ảnh hưởng thì nguy cơ mất trắng vốn liếng bởi dịch tả heo châu Phi cũng đang rình rập khi địa phương đang bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi để dịch trở lại.

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, các trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ của tư nhân bị thiệt hại nặng nề vì đầu ra hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái nhưng thời gian qua, hoạt động thu mua heo bị đình trệ khi đội ngũ thương lái bị cách ly rất nhiều và nhu cầu tiêu thụ thị thu hẹp do dịch COVID-19

Nếu những khó khăn này vẫn tiếp tục kéo dài mà không có cách tháo gỡ, các trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có thể dần kiệt quệ vì không còn vốn để duy trì hoạt động chăn nuôi, đầu tư tái đàn.

Tuy nhiên, không phải chỉ ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tại các doanh nghiệp với đàn heo lên đến 12.000 con như Công ty TNHH MTV Tám Do tại huyện Long Thành, Đồng Nai cũng đang gặp khó khăn trong đầu ra và lo ngại dịch bệnh bùng phát.

Ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc doanh nghiệp này cho biết hiện tại trong chăn nuôi đang gặp tình trạng heo đến lứa không bán được sẽ cầm cự tiếp tục nuôi đến 120-150 kg nhưng điều này khiến cho đàn heo bị ùn ứ, nguy cơ dịch bệnh tăng theo và sau đó buộc phải bán tháo chạy dịch với giá rất thấp chỉ hơn 30.000 đồng/kg cho các công ty.

"Mặc dù không phổ biến rộng nhưng hiện tại các công ty lớn đang bán với giá chỉ hơn 30.000 đồng/kg nên khi thương lái đến chào mua cũng dùng giá này ép mình, nếu mình chấp nhận thì sẽ thu mua, không thì sẽ bị quá lứa.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/heo-qua-lua-ban-khong-ai-mua-nguoi-chan-nuoi-khon-don-20210929170356744.htm

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Thuduc House tiếp kế hoạch tái cơ cấu loạt công ty thành viên, chủ trương rút khỏi Daewon - Thủ Đức

  Kế hoạch thoái vốn, tái cơ cấu các công ty con, công ty liên kết đã từng được Thuduc House nhắc đến trong báo cáo thường niên năm 2020. Tính từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp đã hoàn tất thoái vốn tại 5 công ty thành viên và có kế hoạch bán toàn bộ cổ phần tại 2 đơn vị khác.

Hội đồng quản trị CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán: TDH) vừa thông qua chủ trương thoái toàn bộ vốn tại CTCP Phát triển Nhà Daewon – Thủ Đức (DWTD).

DWTD là công ty liên kết, do Nhà Thủ Đức nắm 40% vốn điều lệ. Theo chủ trương, trong vòng 2 tháng tới, Nhà Thủ Đức sẽ chuyển nhượng toàn bộ gần 13 triệu cổ phần tại DWTD. Tổng giá trị chuyển nhượng là 81,6 tỷ đồng.

Trước đó theo báo cáo của Nhà Thủ Đức, tính đến ngày 30/6/2021, doanh nghiệp đã đầu tư gần 146,7 tỷ đồng vào DWTD.

Công ty DWTD là sự kết hợp giữa Tập đoàn Xây dựng Daewon – Hàn Quốc và Nhà Thủ Đức, chính thức thành lập vào năm 2004. DWTD ghi dấu ấn trên thị trường bất động sản trong nước với các dự án tại TP HCM như Khu chung cư Cantavil – An Phú (quy mô 46.605 m2), Khu trung tâm phức hợp Cantavil Premier (Parkson Cantavil) (quy mô 11.170,3 m2, tổng vốn đầu tư 47 triệu USD).

Ngoài ra, DWTD cũng từng là chủ đầu tư dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Cantavil Long Hải tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án này nằm tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, có diện tích hơn 4,7 ha, tổng mức đầu tư khoảng 20 triệu USD.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2020, dự án này đã về tay Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt (một thành viên của DCT Group) và đổi tên thành Charm Long Hải Resort & Spa như hiện tại.

Còn tiếp...