Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Quảng Ninh thúc tiến độ loạt dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp

  Sau khi nhận được công văn của Bộ Xây dựng về các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, UBND tỉnh Quảng Ninh đã rà soát và có ý kiến chỉ đạo, đôn đốc tiến độ các dự án trên địa bàn.

Quảng Ninh thúc tiến độ loạt dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp - Ảnh 1.

Chung cư cho công nhân của một công ty ngành than ở Quảng Ninh. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).

Ngày 4/10, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản về việc thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh.

Đáng chú ý, Quảng Ninh đặc biệt đôn đốc 5 dự án nhà ở cho công nhân đang có kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh gồm: Khu nhà ở công nhân KCN Đông Mai, khu nhà ở công nhân KCN cảng biển Hải Hà, khu nhà ở công nhân KCN Việt Hưng, khu nhà ở công nhân KCN Hải Yên, tổ hợp cảng biển và KCN tại khu Đầm Nhà Mạc và các dự án trong khu kinh tế ven biển Quảng Yên.

Còn tiếp...

'Giá BĐS tại Đà Lạt chưa bao giờ xuống và hiện đang đi lên do nhiều nhà đầu tư ngoại tỉnh kéo đến'

  Trong quý III, lượng giao dịch đất nền tại Lâm Đồng cao vượt trội so với các sản phẩm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ.

Nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đất nền

Theo báo cáo ngày 4/10 của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng gửi Bộ Xây dựng, trong quý III vừa qua, tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư trên địa bàn đạt 17 căn, nhà ở riêng lẻ là 261 căn. Trong khi đó, có tới 6.766 sản phẩm đất nền được giao dịch. Tồn kho bất động sản là 81 nền.

Giá phân khúc đất nền trên địa bàn huyện Cát Tiên từ 1 - 1,55 triệu đồng/m2, tại huyện Đam Rông là 1 triệu đồng/m2, huyện Lạc Dương là 3 - 5 triệu đồng/m2 và huyện Đạ Tẻh ba triệu đồng/m2.

Thị trường đất nền Lâm Đồng sôi động, giao dịch gần 7.000 sản phẩm trong quý III - Ảnh 1.

Giá bán và cho thuê một số phân khúc bất động sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh chụp màn hình).

Còn tiếp...

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

Bình Định thu hồi quyết định chấp thuận đầu tư dự án NƠXH Bông Hồng cao 22 tầng

  Dự án nhà ở xã hội Bông Hồng (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn) được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 2/2021, quy mô gồm khối chung cư nhà ở xã hội cao 22 tầng với 800 căn và khu nhà liên kế thương mại cao 4 tầng với 58 căn.

UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 8/2/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội Bông Hồng.

UBND tỉnh cho biết lý do của việc thu hồi, hủy bỏ quyết định nêu trên là vì việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội được thực hiện theo các quy định mới của pháp luật về đầu tư theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Tỉnh Bình Định giao Sở Xây dựng thông báo cho Công ty TNHH Bất động sản Bông Hồng nộp lại quyết định ban hành vào tháng 2 vừa qua của Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh.

Bình Định thu hồi quyết định chấp thuận đầu tư dự án NƠXH Bông Hồng cao 22 tầng - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án nhà ở xã hội Bông Hồng. (Ảnh: Bông Hồng).

Còn tiếp...

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

Thừa Thiên Huế xúc tiến nghiên cứu đầu tư nhiều dự án nghỉ dưỡng, đô thị của FLC

  CTCP Tập đoàn FLC vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế với mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược tại địa phương này.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương vừa chủ trì buổi làm việc với CTCP Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT dẫn đầu. Buổi làm việc xoay quanh các đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án của FLC tại tỉnh này.

Tại buổi làm việc, đại diện Tập đoàn FLC đã báo cáo tình hình các dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và đô thị biển Vinh Xuân, huyện Phú Vang; Khu đô thị, nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao và giải trí tại huyện Phong Điền và Tổ hợp Trung tâm FLC Center Point Thừa Thiên Huế.

Theo đề xuất của FLC, đây đều là các quần thể du lịch nghỉ dưỡng quy mô hoặc tổ hợp đa chức năng, với sự liên kết đồng bộ nhiều hạng mục tiện ích đa dạng.

Sau khi nghe Tập đoàn FLC trình bày các ý tưởng đầu tư và quy trình các thủ tục pháp lý cần thực hiện, nghe ý kiến góp ý từ các sở, ngành, địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao ý tưởng cũng như tính hiệu quả của các dự án.

Đồng thời, lãnh đạo tỉnh đề nghị các sở, ngành tích cực phối hợp với Tập đoàn FLC để sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện các thủ tục pháp lý đúng quy định.

Ông Phương cho biết tỉnh Thừa Thiên – Huế luôn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp từ đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược đến nghiên cứu, đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Người đứng đầu tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để FLC lập quy hoạch cũng như rà soát lại quy mô thực hiện dự án, sao cho các dự án được triển khai nhanh nhất, công khai và đúng với quy định của pháp luật.

Còn tiếp...

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội (phần 7)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội (phần 7) - Ảnh 1.

Phường Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

19. Khu đất trùng với một phần ngõ 44 Đức Giang

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Trong đó đáng chú ý có khu đất trùng với một phần ngõ 44 Đức Giang nối đường Lý Sơn đến ngõ 142 Nam Đuống với diện tích khoảng 25.554,506 m2, dải khoảng 1,324 km.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội (phần 7) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở phường Thượng Thanh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội (phần 7) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Điều gì giúp xuất siêu quay trở lại, cắt đứt chuỗi thâm hụt thương mại liên tiếp trong 5 tháng?

Sau nhiều năm liên tục xuất siêu, tháng 4/2021 đánh dấu tháng nhập siêu trở lại của cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam. Theo sau đó là chuỗi liên tiếp các tháng nhập siêu kéo dài đến tháng 8.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/3-tai-cho-kem-hieu-qua-nguon-cung-gian-doan-don-hang-dich-chuyendoanh-nghiep-xuat-khau-ganh-ngan-can-kho-20210831115149616.htm

Tuy nhiên, đến tháng 9, cán cân thương mại đã quay về “vị thế” xuất siêu với giá trị 500 triệu USD. 

Cụ thể, số liệu được Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 đạt 27 tỷ USD, ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu đạt 26,5 tỷ USD. Đây có thể là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi của doanh nghiệp sau thời gian "đóng băng" vì giãn cách xã hội.

Chia sẻ với người viết, TS. Huỳnh Thanh Điền, Chuyên gia kinh tế, cho rằng trong những tháng đầu dịch bệnh doanh nghiệp chưa thích nghi với tình trạng sản xuất thay đổi như giảm công suất, quy định "3 tại chỗ", chi phí vận chuyển tăng cao...nhưng sau đó doanh nghiệp dần quen hơn với khó khăn nên đã kết nối lại đơn hàng với đối tác, giúp hoạt động sản xuất được dần khôi phục ở một mức độ nhất định.

Điều gì giúp xuất siêu quay trở lại, cắt đứt chuỗi thâm hụt thương mại liên tiếp trong 5 tháng? - Ảnh 1.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê.Đồ họa: Alex Chu)

"Chúng ta đang chuyển dần từ trạng thái "Zero COVID" thành "thích ứng với dịch", giúp hoạt động kinh tế được khơi thông hơn, các doanh nghiệp, đối tác trên thế giới sẽ nhận thấy hướng đi này của Chính phủ Việt Nam giúp niềm tin tăng trở lại, đơn hàng từ đó cũng quay trở lại. 

Theo đó, doanh nghiệp trong nước cũng thích ứng hơn như thay đổi phương thức quản lý, sản xuất, kiện toàn lại chuỗi cung ứng từng bước để đảm bảo hoạt động kinh doanh", chuyên gia nhận định.

Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean, cũng thừa nhận trong tháng 8 do nhận thấy việc hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" không hiệu quả nên công ty đã quyết định dừng sản xuất. Tuy nhiên bước sang tháng 9, Việt Thắng Jean đã tổ chức lại sản xuất với 40% công nhân để hoàn thành các đơn hàng gấp của đối tác quốc tế.

Cũng theo đại diện doanh nghiệp, nếu không hoạt động trở lại sớm sẽ mất đơn hàng, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. 

"Doanh nghiệp và toàn ngành sẽ mất cả hai mục tiêu, dịch chưa kiểm soát được và ảnh hưởng đến nền kinh tế nếu doanh nghiệp không đủ sức chống đỡ", ông Việt chia sẻ.

Phân tích thêm về điều kiện nối lại đơn hàng của các doanh nghiệp, theo chuyên gia Thanh Điền, thực tế dư địa sản xuất của doanh nghiệp khá lớn khi các đơn hàng đã ký từ trước và trải dài đến cuối năm. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc về vận chuyển hàng hóa, giúp cho hoạt động xuất khẩu chuyển biến tích cực.

Một nguyên nhân khác giúp cán cân thương mại hàng chuyển sang xuất siêu trong tháng vừa qua là do kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp thường tập trung ký kết hợp đồng vào cuối năm trước hoặc đầu năm mới, đến quý I, quý II sẽ là thời gian tăng nhập nguyên liệu và đến quý III, quý IV nhà máy được tập trung cho sản xuất.

Do đó, ông Điền cho rằng trên thực tế doanh nghiệp đã tăng nhập khẩu trong thời gian qua, đến giai đoạn này chỉ còn tập trung thực hiện đơn hàng nên việc xuất siêu trong tháng 9 một phần cũng do quy luật kinh doanh này.

Cán cân thương mại trở lại vị thế xuất siêu, mục tiêu xuất khẩu vẫn lạc quan - Ảnh 2.

TS. Huỳnh Thanh Điền, Chuyên gia kinh tế. (Ảnh: TTXVN)

Có thể thấy, kết quả xuất nhập khẩu trong tháng 9 đã kết thúc chuỗi nhập siêu liên tiếp trong những tháng qua nhưng tính chung 9 tháng năm 2021, hoạt động thương mại hàng hóa vẫn thâm hụt 2,13 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 16,6 tỷ USD.

Bộ Công Thương cho rằng do kinh tế thế giới phục hồi nhu cầu tăng, các doanh nghiệp đã tăng lượng nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất, cùng với giá cả hàng hóa thế giới tăng nên giá nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, góp phần tăng kim ngạch nhập khẩu.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/dieu-gi-giup-xuat-sieu-quay-tro-lai-cat-dut-chuoi-tham-hut-thuong-mai-lien-tiep-trong-5-thang-20210930150746362.htm 

Cảnh giác với các 'dự án ma' ở thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc

 Nhiều ngày qua một số đối tượng đã lên mạng xã hội quảng cáo rầm rộ một dự án bất động sản có tên “The Xinh Village - Làng biệt thự xanh” ở TP Đà Lạt. Trước thông tin này, ông Võ Ngọc Trình, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) khẳng định, trên địa bàn không có dự án bất động sản nào như thông tin các đối tượng đang rao bán, quảng cáo.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/nha-dau-tu-do-ve-dat-lat-san-dat-gia-tai-trung-tam-cao-nhat-500-trieu-dong-m2-20211004074255666.htm

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND phường 3, TP Đà Lạt cũng cho biết, ngay khi xuất hiện “dự án ma” được quảng cáo, rao bán trên mạng, UBND phường 3 đã kiểm tra, rà soát, xác định vị trí kẻ vẽ trên họa đồ thuộc địa phận phường 3. Tuy nhiên, vị trí này thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp, không có dự án bất động sản nào được cấp phép.

Theo nội dung mà các đối tượng trên quảng cáo, “dự án” này có quy mô 2,1ha, được chia thành 42 nền biệt thự, diện tích từ 242-750 m2/nền; trong đó, mỗi nền có 200 m2 thổ cư, được xây dựng tự do, còn lại là đất trồng cây lâu năm.

Nhà đầu tư đổ về Đạt Lạt săn đất, giá tại trung tâm cao nhất 500 triệu/m2 - Ảnh 1.

Một góc khu đô thị ở trung tâm TP Đà Lạt. (Ảnh: Văn Luận).


Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND phường 3 (TP Đà Lạt) cho rằng, đây là chiêu trò lừa đảo do các đối tượng dựng lên và người dân phải nâng cao cảnh giác...

Trước đó ngày 20/11/2020, TTXVN đã đưa tin lãnh đạo UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết đã có công văn yêu cầu các đơn vị kiểm tra những khu vực được gọi là “dự án bất động sản” đang triển khai quảng cáo, giao dịch trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.

Theo rà soát của UBND TP Bảo Lộc, thời gian qua tại một số khu vực trên địa bàn thành phố xuất hiện tình trạng quảng cáo, môi giới mua bán đất đai theo hình thức “dự án bất động sản” gây phản cảm và tạo sự ngộ nhận của người dân.

Sau khi kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng xác định có hàng loạt “dự án bất động sản” được giới thiệu, quảng cáo rầm rộ như khu Dân cư Nguyễn Đình Chiểu tại phường Lộc Phát; ĐarmBri Hill Village Bảo Lộc, Bảo Lộc Park Hills, Làng Sinh Thái La Nature Bảo Lộc, Happy Valley Bảo Lộc, Khu Cộng đồng sinh thái – Du lịch – Nghỉ dưỡng La Beauté tại xã Đambri; Jade Garden Hill Bảo Lộc tại phường Lộc Tiến… thực chất là do các hộ gia đình, cá nhân thực hiện giao dịch bất động sản và được các đối tượng môi giới quảng cáo dưới hình thức “dự án bất động sản”. 

Qua đó đã tạo sự ngộ nhận cho người mua là dự án bất động sản do nhà nước cấp chủ trương đầu tư theo hình thức dự án đầu tư.