Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

Ông Trịnh Văn Quyết: 'Thị trường bất động sản những tháng cuối năm sẽ cực kỳ khởi sắc'

 Theo Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, tâm lý chung của người Việt luôn muốn sở hữu bất động sản, nhiều người có tiền sẽ nghĩ đến mua đất, mua nhà. Song, ông khuyên các nhà đầu tư không nên chạy theo cơn sốt. Bởi rất nhiều nơi sốt xong sẽ trầm lắng suốt nhiều năm. Còn nếu là nhà đầu tư cá nhân, chỗ nào thấy "sốt" nên bán ngay.

Ông Trịnh Văn Quyết: Năm 2020 thị trường khó khăn nhưng một dự án của FLC vẫn mang về hơn 8.000 tỷ - Ảnh 1.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC phát biểu tại tọa đàm. (Ảnh chụp màn hình).

Tại tọa đàm trực tuyến  chủ đề "Bất động sản Việt Nam: Bình thường mới - Nhu cầu mới - Xu thế mới" do VnExpress tổ chức chiều 6/10, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết, từ năm 2020 đến nay, các ngành nghề trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng và hàng không chịu thiệt hại nặng nề nhất trên thị trường.

"Với FLC, những gì xấu nhất đã qua trong năm 2020. Dù chịu ảnh hưởng rất lớn nhưng FLC vẫn kiểm soát được tình hình. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, dòng tiền đều bị đứt gãy. Nhưng chúng tôi luôn dự phòng những tình huống xấu nhất. Năm 2020 chúng tôi không bị khủng hoảng bất cứ ngành nghề nào như bất động sản nghỉ dưỡng, hàng không", ông Quyết nói.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/ong-trinh-van-quyet-nam-2020-thi-truong-kho-khan-nhung-mot-du-an-cua-flc-van-mang-ve-hon-8000-ty-20211007085844426.htm

Chủ tịch FLC chia sẻ thêm, tập đoàn chưa bay nhiều và chưa có điều kiện tiếp cận các thị trường màu mỡ trong khi các hãng hàng không trong nước một tuần có thể bay đến 600 chuyến sang Trung Quốc. Thay vào đó, Bamboo Airways đi theo thị trường ngách và khai thác những thị trường mới như Mỹ, Séc, Pháp, Anh,...

Tương tự với bất động sản, ông Quyết cho biết, từ hàng chục năm trước, thị trường đã có nhiều tên tuổi lớn. Do đó, FLC không thể chỉ làm ở Hà Nội và TP HCM. 

"Nếu làm ở Hà Nội và TP HCM thì FLC không thể có thương hiệu như ngày hôm nay và không thể đuổi kịp các doanh nghiệp đi trước. Do đó, sau giai đoạn khủng hoảng của thị trường, chúng tôi đã lựa chọn một phân khúc khác là bất động sản nghỉ dưỡng và phải đi tìm những nơi xa hơn, làm những dự án có quy mô lớn", Chủ tịch FLC cho hay.

Nói về bất động sản, ông Quyết cho biết, năm 2020 là một năm thị trường chịu nhiều tác động tiêu cực, hết dịch bệnh lại đến tháng Ngâu. Tuy nhiên, ngay tháng Ngâu năm ngoái, thị trường vẫn "sốt xình xịch". 

BĐS phía Nam được dự báo hồi phục vào tháng 12, riêng Bà Rịa-Vũng Tàu chậm hơn

Nguồn: https://vietnambiz.vn/bds-phia-nam-duoc-du-bao-hoi-phuc-vao-thang-12-rieng-ba-ria-vung-tau-cham-hon-20211007124608475.htm

 Sau giai đoạn dài giãn cách để phòng chống dịch, thị trường bất động sản phía Nam được dự báo cần có thêm một tháng để thích nghi với trạng thái bình thường mới, tiến đến hồi phục trong tháng 11 và 12.

"Chịu ảnh hưởng chung từ dịch COVID-19, thị trường bất động sản (BĐS) phía Nam cũng suy giảm cả về mức độ quan tâm và nguồn cung. Mức độ quan tâm tại thị trường TP HCM trong quý III chỉ bằng 30% so với tháng 3.

Một số khu vực nới lỏng giãn cách sớm ghi nhận mức độ quan tâm hồi phục cao hơn như huyện Nhà Bè, quận 7, đặc biệt ở hai phân khúc đất nền và chung cư", ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdong.san.com.vn chi nhánh TP HCM và Bình Dương, cho biết tại buổi họp báo ngày 6/10.



Giá rao bán chung cư trong 9 tháng đầu năm tại TP vẫn tăng 4% so với cùng kỳ. (Ảnh minh họa: Nguyên Ngọc).

Dữ liệu từ Batdongsan.com.vn cho thấy, trong quý III, giá rao bán chung cư TP HCM tiếp tục tăng ở thị trường sơ cấp nhưng thị trường thứ cấp đã có sự điều chỉnh, thậm chí giá bán tại một số dự án giảm 10-15%.

Nhìn chung, giá rao bán chung cư trong 9 tháng đầu năm tại TP vẫn tăng 4% so với cùng kỳ. Giá bán phân khúc cao cấp tăng từ 59,9 triệu đồng/m2 lên 62,5 triệu đồng/m2; còn giá bán phân khúc trung cấp tăng từ 42,8 triệu đồng/m2 lên 44,6 triệu đồng/m2.

Đối với phân khúc nhà riêng, nhà mặt phố, giá rao bán tại các khu vực quận 7, Tân Phú, Bình Thạnh liên tục tăng trưởng trong hai năm vừa qua với khoảng 2-5%, mặc dù giao dịch và lượng tìm kiếm BĐS đều giảm.Theo ông Đinh Minh Tuấn, "tính đến đầu tháng 10, đây là các phân khúc chưa có sự phục hồi".

Riêng TP Thủ Đức, giá rao bán vẫn tăng trưởng ổn định nhờ hạ tầng và thông tin quy hoạch. Trong 9 tháng đầu năm, giá rao bán BĐS tại khu vực này tăng 13-20%, cao hơn so với mặt bằng chung tại thị trường TP HCM.

Ông Tuấn cho rằng các gói thầu hạ tầng tại một số khu vực (Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Bình Tân, TP Thủ Đức) được triển khai nhanh hơn, có thể hoàn thành trước quý IV năm nay, cùng với việc vốn đầu tư công được đẩy mạnh giải ngân cho các dự án cao tốc trong thời gian tới sẽ tạo tiền đề tốt cho thị trường BĐS cuối năm.

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Khu hành chính – đô thị 813 tỷ đồng tại Lạng Sơn về tay May – Diêm Sài Gòn

  CTCP May – Diêm Sài Gòn là nhà đầu tư trúng thầu dự án Khu hành chính - đô thị thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, quy mô hơn 21 ha với vốn đầu tư 813 tỷ đồng.

CTCP May – Diêm Sài Gòn là nhà đầu tư trúng thầu dự án Khu hành chính - Đô thị thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn vừa công bố kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án dự án Khu hành chính - đô thị thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc. Nhà đầu tư trúng thầu là CTCP May – Diêm Sài Gòn theo hình thức lựa chọn đấu thầu rộng rãi.

Khu hành chính – đô thị có diện tích sử dụng đất khoảng 21,62 ha với tổng chi phí khoảng 813 tỷ đồng, được xây dựng tại thôn Thâm Mò, xã Phú Xá và khu A thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc. Thời hạn và tiến độ thực hiện 36 tháng.

Khu hành chính – đô thị 813 tỷ đồng tại Lạng Sơn về tay May – Diêm Sài Gòn - Ảnh 1.

Bản vẽ quy hoạch Khu hành chính - Đô thị thị trấn Đồng Đăng. (Nguồn: Bộ Xây dựng).

Còn tiếp...

Quảng Ninh thúc tiến độ loạt dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp

  Sau khi nhận được công văn của Bộ Xây dựng về các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, UBND tỉnh Quảng Ninh đã rà soát và có ý kiến chỉ đạo, đôn đốc tiến độ các dự án trên địa bàn.

Quảng Ninh thúc tiến độ loạt dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp - Ảnh 1.

Chung cư cho công nhân của một công ty ngành than ở Quảng Ninh. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).

Ngày 4/10, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản về việc thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh.

Đáng chú ý, Quảng Ninh đặc biệt đôn đốc 5 dự án nhà ở cho công nhân đang có kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh gồm: Khu nhà ở công nhân KCN Đông Mai, khu nhà ở công nhân KCN cảng biển Hải Hà, khu nhà ở công nhân KCN Việt Hưng, khu nhà ở công nhân KCN Hải Yên, tổ hợp cảng biển và KCN tại khu Đầm Nhà Mạc và các dự án trong khu kinh tế ven biển Quảng Yên.

Còn tiếp...

'Giá BĐS tại Đà Lạt chưa bao giờ xuống và hiện đang đi lên do nhiều nhà đầu tư ngoại tỉnh kéo đến'

  Trong quý III, lượng giao dịch đất nền tại Lâm Đồng cao vượt trội so với các sản phẩm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ.

Nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đất nền

Theo báo cáo ngày 4/10 của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng gửi Bộ Xây dựng, trong quý III vừa qua, tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư trên địa bàn đạt 17 căn, nhà ở riêng lẻ là 261 căn. Trong khi đó, có tới 6.766 sản phẩm đất nền được giao dịch. Tồn kho bất động sản là 81 nền.

Giá phân khúc đất nền trên địa bàn huyện Cát Tiên từ 1 - 1,55 triệu đồng/m2, tại huyện Đam Rông là 1 triệu đồng/m2, huyện Lạc Dương là 3 - 5 triệu đồng/m2 và huyện Đạ Tẻh ba triệu đồng/m2.

Thị trường đất nền Lâm Đồng sôi động, giao dịch gần 7.000 sản phẩm trong quý III - Ảnh 1.

Giá bán và cho thuê một số phân khúc bất động sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh chụp màn hình).

Còn tiếp...

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

Bình Định thu hồi quyết định chấp thuận đầu tư dự án NƠXH Bông Hồng cao 22 tầng

  Dự án nhà ở xã hội Bông Hồng (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn) được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 2/2021, quy mô gồm khối chung cư nhà ở xã hội cao 22 tầng với 800 căn và khu nhà liên kế thương mại cao 4 tầng với 58 căn.

UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 8/2/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội Bông Hồng.

UBND tỉnh cho biết lý do của việc thu hồi, hủy bỏ quyết định nêu trên là vì việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội được thực hiện theo các quy định mới của pháp luật về đầu tư theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Tỉnh Bình Định giao Sở Xây dựng thông báo cho Công ty TNHH Bất động sản Bông Hồng nộp lại quyết định ban hành vào tháng 2 vừa qua của Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh.

Bình Định thu hồi quyết định chấp thuận đầu tư dự án NƠXH Bông Hồng cao 22 tầng - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án nhà ở xã hội Bông Hồng. (Ảnh: Bông Hồng).

Còn tiếp...

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

Thừa Thiên Huế xúc tiến nghiên cứu đầu tư nhiều dự án nghỉ dưỡng, đô thị của FLC

  CTCP Tập đoàn FLC vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế với mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược tại địa phương này.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương vừa chủ trì buổi làm việc với CTCP Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT dẫn đầu. Buổi làm việc xoay quanh các đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án của FLC tại tỉnh này.

Tại buổi làm việc, đại diện Tập đoàn FLC đã báo cáo tình hình các dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và đô thị biển Vinh Xuân, huyện Phú Vang; Khu đô thị, nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao và giải trí tại huyện Phong Điền và Tổ hợp Trung tâm FLC Center Point Thừa Thiên Huế.

Theo đề xuất của FLC, đây đều là các quần thể du lịch nghỉ dưỡng quy mô hoặc tổ hợp đa chức năng, với sự liên kết đồng bộ nhiều hạng mục tiện ích đa dạng.

Sau khi nghe Tập đoàn FLC trình bày các ý tưởng đầu tư và quy trình các thủ tục pháp lý cần thực hiện, nghe ý kiến góp ý từ các sở, ngành, địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao ý tưởng cũng như tính hiệu quả của các dự án.

Đồng thời, lãnh đạo tỉnh đề nghị các sở, ngành tích cực phối hợp với Tập đoàn FLC để sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện các thủ tục pháp lý đúng quy định.

Ông Phương cho biết tỉnh Thừa Thiên – Huế luôn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp từ đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược đến nghiên cứu, đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Người đứng đầu tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để FLC lập quy hoạch cũng như rà soát lại quy mô thực hiện dự án, sao cho các dự án được triển khai nhanh nhất, công khai và đúng với quy định của pháp luật.

Còn tiếp...