Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

Đầu tư khoảng 19.400 tỷ đồng vào các dự án trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An

 Gần 108.000 tỷ đồng là nhu cầu nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư, tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021- 2025. Riêng các dự án triển khai trong Khu kinh tế Đông Nam và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh dự kiến khoảng 19.400 tỷ đồng

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/quy-hoach-tinh-nghe-an.html

Theo Đề án một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An của Chính phủ, dự kiến tổng nhu cầu vốn cần thiết để Nghệ An đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư, tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư giai đoạn 2021- 2025 là 107.982 tỷ đồng.

Cụ thể, các dự án triển khai trong Khu kinh tế Đông Nam và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh dự kiến khoảng 19.400 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư xây dựng cảng nước sâu Cửa Lò 4.300 tỷ đồng; xây dựng cảng chuyên dùng và cảng tổng hợp tại khu vực Đông Hồi 8.500 tỷ đồng; đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Đông Hồi  5.500 tỷ đồng; đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Quỳ Hợp 200 tỷ đồng và Nghĩa Đàn 900 tỷ đồng.

Khoảng 19.400 tỷ đồng sẽ chảy vào các dự án trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An - Ảnh 1.

Một góc Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. (Ảnh: NTV).

Ngoài ra, đầu tư hệ thống hạ tầng trọng điểm như sân bay, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng du lịch, hạ tầng kinh tế xã hội khu vực miền tây Nghệ An đến năm 2025 là 87.050 tỷ đồng.

Chi phí cho công tác bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất nhằm khắc phục kịp thời các hư hỏng, tăng tuổi thọ cho các công trình cầu đường, hệ thống thủy lợi và các hồ đập đến năm 2025 là 1.532 tỷ đồng.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnammoi.vn/dau-tu-khoang-19400-ty-dong-vao-cac-du-an-trong-khu-kinh-te-dong-nam-nghe-an-20211021221251913.htm

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

Vì sao giá vàng tăng cao nhưng mua vào cầm chắc lỗ?

Cập nhật lúc 14h hôm nay (20/10), vàng miếng SJC đã chính thức vượt mốc 58 triệu đồng/lượng sau nhiều ngày liên tục điều chỉnh tăng.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-vang-hom-nay-92.htm

Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn giao dịch chiều mua vào - bán ra của vàng SJC ở mức 57,35 - 58,05 triệu đồng/lượng, chênh lệch giá mua – bán đang là 730.000 đồng/lượng. 

Cùng thời điểm, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.776,5 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá niêm yết ngân hàng Vietcombank, vàng thế giới tương đương 48,9 triệu đồng/lượng, tức cách biệt đến 9,2 triệu so với vàng trong nước.

Vì sao giá vàng tăng cao nhưng trữ vào là cầm chắc lỗ? - Ảnh 1.

Diễn biến giá vàng trên thị trường thế giới. (Nguồn: Kitco.com)

Trong tuần giao dịch trước đó, chênh lệch giá vàng giữa hai thị trường đã ghi nhận mức cao kỷ lục, lên đến 9,58 triệu đồng/lượng.

Theo các chuyên gia, thực tế giá vàng trong nước lâu nay vẫn cao hơn so với thế giới nhưng mức chênh này thường không nhiều. 

Đơn cử như thời điểm cuối tháng 7/2020, khi giá thế giới biến động mạnh, vàng trong nước lên cao kỳ lục hơn 60 triệu đồng/lượng thì mỗi lượng SJC cũng chỉ cao hơn giá quốc tế 2 - 2,5 triệu đồng/lượng. Đến tháng 8/2020, mức vênh giữa hai thị trường là 4 - 4,5 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao từ 8,5-9,5 triệu/lượng. Đây là mức chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây.

"Giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới lên đến hơn 9 triệu đồng/lượng là chuyện chưa bao giờ xảy ra", ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng, nhận định.

Chia sẻ với người viết, ông Khánh cho biết sở dĩ giá vàng trong nước cao hơn vàng thế giới nhiều như vậy là do nguồn cung vàng hiện độc quyền bởi Ngân hàng Nhà nước nên thị trường vàng khan hiếm nguồn cung, từ đó, đẩy giá lên cao.

Cùng với việc siết chặt đường biên giới khiến việc nhập lậu trở nên khó khăn, nguồn vàng lậu vì thế có khả năng giảm.

Trong khi nguồn cung thu hẹp thì một lý do nữa là lượng vàng trong năm ngoái của các doanh nghiệp nhập vào ở mức giá cao vẫn tồn kho nên hiện nay các đơn vị có xu hướng giữ giá để hạn chế rủi ro.

"Đó là lý do vì sao giá vàng thế giới tăng hoặc giảm mạnh nhưng vàng trong nước không thay đổi nhiều, thậm chí là đứng yên", ông Khánh nhận định.

Thị trường vàng Việt Nam và thế giới không liên thông với nhau. Hiện nay cơ quan nhập khẩu vàng duy nhất là Ngân hàng Nhà nước nên giá vàng trong nước có thể lên cao so với giá vàng thế giới khi nhu cầu cao.

Do đó, điều này cũng nới khoảng cách giá vàng thế giới và giá vàng trong trong nước thêm rộng. Có những thời điểm, giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi vàng trong nước không mấy động tĩnh.

Điển hình như phiên giao dịch ngày 18/10, giá vàng thế giới từ 1.780 USD/ounce lao xuống 1.768 USD/ounce, giảm 12 USD/ounce, nhưng giá vàng tại thị trường Việt Nam lại gần như đứng yên với giá SJC chốt phiên ở mức 57,1 - 57,82 triệu đồng/lượng.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/vi-sao-gia-vang-tang-cao-nhung-mua-vao-cam-chac-lo-20211018160902059.htm

\Còn tiếp...

Tham khảo: 

Bắc Giang quy hoạch khu đô thị rộng 32 ha giáp QL17

  Bắc Giang vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị số 1 xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỷ lệ 1/500 với tổng diện tích khoảng 32 ha.

Ngày 18/10, UBND tỉnh Bắc Giang có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị số 1 xã Việt Tiến, huyện Việt Yên (tỷ lệ 1/500).

Bắc Giang phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị số 1 xã Việt Tiến - Ảnh 1.

Một góc huyện Việt Yên. (Ảnh: hiephoanet.vn).

Theo quyết định, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính xã Việt Tiến, huyện Việt Yên.

Ranh giới phía bắc giáp đất nông nghiệp và khu dân cư thôn Hà, xã Việt Tiến; phía nam giáp đất nông nghiệp và khu dân cư thôn Hà, xã Việt Tiến; phía đông giáp đường quốc lộ 37 và dân cư hiện trạng dọc quốc lộ 37; phía tây giáp đất nông nghiệp, đường giao thông và khu dân cư thôn Mai Hạ và thôn Mai Thượng, xã Hương Mai.

Còn tiếp...

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

Luật sư: Cần ban hành mức trần phí môi giới bất động sản

 Liên quan đến trường hợp có chủ đầu tư trả hoa hồng môi giới dự án lên đến 19,5%, Luật sư Nguyễn Sơn Tùng cho rằng, nếu muốn thị trường BĐS phát triển bền vững, cần có quy định về khung và mức trần đối với phí dịch vụ môi giới BĐS trong các chính sách và biện pháp kiểm soát thị trường của nhà nướcl.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/siet-moi-gioi-bat-dong-san-ca-nhan-nguoi-trong-cuoc-noi-gi-20211020100250827.htm

Luật sư: Cần ban hành mức trần của phí môi giới bất động sản - Ảnh 1.

Phí môi giới tại dự án Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết lên đến 19,5%. (Ảnh: Khải An).

Phí môi giới lên tới 19,5%

Mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã phát hiện có trường hợp hạch toán vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) một số khoản không hợp lý, không có căn cứ, làm giảm lớn số thuế TNDN phải nộp ngân sách nhà nước.

Cụ thể là trường hợp ở tỉnh Bình Thuận, Công ty TNHH Khu Đô thị Du lịch biển Phan Thiết ký hợp đồng với hai công ty môi giới bất động sản (BĐS) tại TP HCM với tỷ lệ 19,5%/giá trị BĐS môi giới thành công, trong khi mức phí môi giới BĐS phổ biến hiện nay trên thị trường là 1-3% giá trị BĐS.

Kiểm toán Nhà nước cũng đã chuyển điều tra, xử lý hành vi có dấu hiệu trốn thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty TNHH Khu Đô thị Du lịch biển Phan Thiết - Chủ

'Cần sớm ban hành mức trần phí môi giới'

Liên quan đến vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Sơn Tùng, điều hành Công ty Luật TNHH Legal United Law cho biết, đến nay, pháp luật vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể nhằm điều chỉnh về mức, khoản mức thu phí dịch vụ môi giới BĐS.

"Hiện đã quá trễ cho việc ban hành mức trần của phí môi giới BĐS, nhất là đối với các sàn giao dịch BĐS, Luật Kinh Doanh BĐS ra đời vào năm 2014, đến nay đã 7 năm mà chưa có quy định về khung và mức trần của phí giao dịch BĐS qua sàn, đây là một sự thiếu sót", Luật sư Nguyễn Sơn Tùng đánh giá.

Những điểm nhấn kiến trúc khu đô thị Thủ Thiêm – trung tâm mới của TP HCM

 Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là khu trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của trung tâm TP HCM. Khu này có các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp; đảm nhiệm một số chức năng mà trung tâm thành phố hiện hữu (930 ha) còn thiếu và hạn chế phát triển.

Dự thảo Quy chế quản lý kiến trúc chung TP HCM vừa được Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM trình UBND thành phố xác định trung tâm của TP HCM bao gồm khu vực nội thành hiện hữu 930 ha và khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố, khu trung tâm TP HCM sẽ là nơi tập trung nhiều công trình hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ, các công trình điểm nhấn, hiện đại và các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.

Những điểm nhấn kiến trúc khu đô thị Thủ Thiêm – trung tâm tương lai của TP HCM - Ảnh 1.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là khu trung tâm TP HCM bên cạnh khu vực nội thành hiện hữu. (Ảnh: Zing).

Sở cho biết Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là khu trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của trung tâm TP HCM. Khu này có các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế; là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí.

Còn tiếp...

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Đất Xanh điều chỉnh nhân sự cấp cao, đón hai tân phó tổng giám đốc

  Ngày 18/10 vừa qua, ông Hà Đức Hiếu đã rút khỏi ghế Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đất Xanh để giữ cương vị mới. Đồng thời, Đất Xanh cũng bổ nhiệm thêm hai tân Phó Tổng giám đốc là ông Dương Văn Bắc và ông Lê Văn Hưng với nhiệm kỳ ba năm.

CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) vừa ra thông báo điều chỉnh nhân một số sự cấp cao. Cụ thể, ông Hà Đức Hiếu thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc, thay vào đó đảm đương ở vị trí mới là Trưởng ban Đầu tư Tài chính công ty kể từ ngày 18/10.

Ông Hiếu hiện cũng là thành viên trong Hội đồng quản trị công ty. Cuối tháng 9 vừa qua, ông Hiếu đã đăng ký bán 1,4 triệu cổ phiếu DXG, tương ứng với gần 90% tổng số cổ phần sở hữu. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của ông Hiếu ở Tập đoàn Đất Xanh sẽ giảm từ 0,26% xuống 0,03% vốn điều lệ, ước tính có thể thu về hơn 27 tỷ đồng sau thương vụ này.

Cùng ngày 18/10, ông Dương Văn Bắc đã rời khỏi vị trí Giám đốc Tài chính và được bổ nhiệm thành Phó Tổng Giám đốc công ty. Tập đoàn cũng đón thêm một Phó Tổng Giám đốc mới là ông Lê Văn Hưng. Nhiệm kỳ của cả ông Bắc và ông Hưng đều là ba năm.

Còn tiếp...

[Báo cáo] Thị trường heo hơi quý III/2021: Ngành chăn nuôi heo thế giới đối mặt thách thức giá giảm, chi phí leo thang

Nguồn cung tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phục hồi gần như bằng với trước khi dịch bệnh diễn ra bùng phát làm giảm nhu cầu nhập khẩu của nhà tiêu thụ hàng đầu thế giới đồng thời và khiến nguồn cung thịt heo thế giới tăng cao.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Tại Trung Quốc, giá heo hơi đã bốc hơi khoảng 23,2% trong tháng 9 xuống còn khoảng 10,9 nhân dân tệ/kg. Trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi leo thang gây áp lực cho các nhà sản xuất và chăn nuôi, vốn đang bị ảnh hưởng bởi thua lỗ và giá thấp.

Giá heo tại Việt Nam cũng tiếp tục lao dốc trong tháng 9, nhưng được dự báo sẽ phục hồi vào tháng 11 khi nhu cầu tăng trở lại theo quy luật thị trường. Ngoài ra, Việt Nam được dự báo có khả năng sẽ vươn lên vị trí thứ hai châu Á về tiêu thụ thịt heo.

[Báo cáo] Thị trường heo hơi quý III/2021: Ngành chăn nuôi heo thế giới đối mặt thách thức giá giảm, chi phí leo thang - Ảnh 1.

Biến động giá heo hơi trung bình tại Việt Nam trong tháng 9. Tổng hợp: Lyly Cao. Graphic: Alex Chu.

Sự phát triển của ngành chăn nuôi heo thịt Việt Nam là động lực chính của ngành thực phẩm trong nước. Sản lượng thịt heo dự kiến tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025, trước khi đạt mức 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021 - 2030.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-heo-hoi-quy-iii-2021-nganh-chan-nuoi-heo-the-gioi-doi-mat-thach-thuc-gia-giam-chi-phi-leo-thang-2021101818271365.htm