Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Toàn cảnh 'bức tranh' quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội

  Trong 9 tuyến đường sắt đô thị Thủ đô, duy chỉ có tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành và được đưa vào khai thác thương mại chính thức từ ngày 6/11 vừa qua; tuyến Nhổn - ga Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng đoạn Nhổn - Cầu Giấy, đang triển khai thi công đoạn Cầu Giấy - ga Hà Nội; các tuyến còn lại mới chỉ được giải phóng một phần mặt bằng hoặc chưa được triển khai.

Từ năm 1998, Chính phủ đã định hướng đầu tư, phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội. Theo quy hoạch, hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô gồm 9 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định xây mới các tuyến đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; kết hợp xây dựng công trình dịch vụ, công cộng với xây dựng các ga đường sắt đô thị.

Hiện nay, tiến độ triển khai các dự án này đều chậm so với dự kiến, đội vốn hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tính đến năm 2021, nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội là 34.437 tỷ đồng để thực hiện đầu tư đối với 4 dự án (tuyến số 1: 2.103 tỷ đồng, tuyến số 2: 974 tỷ đồng, 2A: 15.749 tỷ đồng và tuyến số 3: 15.611 tỷ đồng).

Bức tranh đường sắt đô thị Hà Nội: Hoàn thành hai tuyến, 7 tuyến còn lại chưa được triển khai - Ảnh 1.

Theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 của UBND TP Hà Nội, dự kiến ngân sách đầu tư trung hạn của thành phố cho hệ thống đường sắt đô thị ít nhất khoảng 50.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn này, thành phố đưa vào vận hành hai tuyến đường sắt đô thị vận tải hành khách khối lượng lớn, tốc độ cao là tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông) và tuyến số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội); đồng thời khởi công tuyến đường sắt đô thị số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo); hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt đô thị số 3.2 (Trần Hưng Đạo - Hoàng Mai) và tuyến đường sắt số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc).

Ngày 6/11 vừa qua, những đoàn tàu thuộc dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã chính thức lăn bánh sau 10 năm xây dựng, trở thành tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội và Việt Nam được đưa vào vận hành khai thác.

Sau đây là thông tin chi tiết về quy hoạch và tiến độ 9 đoạn tuyến đường sắt đô thị Hà Nội.

Còn tiếp...

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Giá vàng tiến gần đỉnh 62 triệu đồng/lượng, thời điểm lý tưởng gia nhập thị trường vàng?

Giá vàng trong nước những ngày gần đây đánh dấu sự "trỗi dậy" mạnh mẽ khi kim loại quý này tăng gần 2 triệu đồng/lượng chỉ trong một tuần từ (từ 8/13/11), từ mức 58,9 triệu đồng/lượng lên 60,85 triệu đồng/lượng.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/vang-52.htm

Ghi nhận vào lúc 14h30 hôm nay (ngày 16/11), giá vàng SJC tiếp đà tăng tại một số hệ thống cửa hàng như Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng 550.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán so với cuối phiên chiều qua, lên mức 60,65 - 61,35 triệu đồng/lượng.

Tương tự, tại Tập đoàn Doji, giá vàng SJC cũng điều chỉnh tăng mạnh đến 800.000 đồng/lượng ở chiều mua lên 60,6 triệu đồng/lượng và tăng 600.000 đồng/lượng ở chiều bán ra lên 61,25 triệu đồng/lượng. 

Như vậy, giá vàng từng bước vượt qua mốc 59 triệu đồng/lượng, 60 triệu đồng/lượng và hơn 61 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá vàng trong nước đã ở rất gần mức đỉnh vào tháng 8/2020 là hơn 62 triệu đồng/lượng.

Giá vàng - Ảnh 1.

Diễn biến giá vàng SJC trong một năm qua. (Nguồn: tygia.vn)

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng những ngày gần đây việc xuất hiện hàng loạt dự báo về việc giá vàng sẽ lên cao trong dài hạn đã tác động đến tâm lý người dân, nhất là trong bối cảnh lo ngại lạm phát sẽ tăng cao trong thời gian tới khi giá cả nhiều mặt hàng đã nhích lên.

Thực tế, tại thị trường Mỹ, từ năm ngoái đến nay quốc gia này đã đưa vào hơn 5.000 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế và khi lượng tiền lớn được đẩy vào sẽ dẫn đến khả năng bùng phát lạm phát. Đáng chú ý, hiện tại thị trường này đã có dấu hiệu của lạm phát khi chỉ số tiêu dùng trong 10 tháng qua lên hơn 5%. 

"Lạm phát năm 2021 của Mỹ có thể cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% được đề ra", ông Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Tại thị trường Việt Nam, chuyên gia cũng cho rằng rủi ro lạm phát đang ở mức cao. Bởi chuỗi cung ứng đang bị đứt gãy đẩy giá cả hàng hóa lên cao, giá cả trên thế giới tăng cao trong khi Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên, vật liệu nên nguy cơ lạm phát nhập khẩu sẽ góp phần bùng phát lạm phát tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nhận định về khả năng giá vàng trở lại đỉnh cũ của năm 2020, ông Hiếu cho rằng hoàn toàn có thể xảy ra với diễn biến hiện tại của thị trường vàng.

"Thị trường vàng biến động rất khôn lường, nhưng xác xuất duy trì đà tăng từ đây đến cuối năm của vàng trong nước đang cao hơn xác xuất giảm và phụ thuộc vào xu hướng điều chỉnh của giá vàng thế giới", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.

Giá vàng - Ảnh 2.

Diễn biến giá vàng trên thị trường thế giới. (Nguồn: Kitco.com)

Trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch 15/11, giá vàng có lúc chạm 1.870 USD/ounce trước khi về vùng giao dịch 1.867 USD. Còn thời điểm này, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.864 USD/ounce, vàng giao tháng 12 đạt hơn 1.867 USD.

Vàng thường được xem là hàng rào chống lạm phát, đã tăng lên cao nhất gần 5 tháng vào tuần trước khi giá tiêu dùng của Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất theo năm trong 31 năm.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-vang-tien-gan-dinh-62-trieu-dong-luong-thoi-diem-ly-tuong-gia-nhap-thi-truong-vang-20211116111741192.htm

Vinaconex liên tiếp rút vốn khỏi các đơn vị làm ăn thua lỗ

  Mới đây, Vinaconex đã bán sạch toàn bộ hơn 4 triệu cổ phiếu VC9 của Xây dựng số 9 - doanh nghiệp vừa ghi nhận quý thua lỗ kỷ lục. Thương vụ này ước tính đem về cho công ty hơn 57 tỷ đồng.

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán: VCG) vừa ra thông báo đã hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại CTCP Xây dựng số 9 (mã chứng khoán: VC9) vào ngày 15/11. Như vậy, kể từ thời điểm đó, Xây dựng số 9 không còn là công ty liên kết của Vinaconex.

Cụ thể, Vinaconex đã bán thành công 4,32 triệu cổ phiếu VC9, giảm tỷ lệ sở hữu ở đơn vị này từ 36% xuống 0% vốn điều lệ. Theo mức giá đóng cửa tại ngày giao dịch là 13.300 đồng/cp, ước tính Vinaconex đã thu được gần 57,5 tỷ đồng.

Không chỉ Vinaconex, thời gian gần đây, các sếp lớn của Xây dựng số 9 liên tiếp có động thái giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này. Cụ thể, ngày 29/10, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, ông Phạm Thái Dương đã đăng ký bán toàn bộ 1,11 triệu cổ phiếu đang sở hữu, tương đương 9,51% vốn điều lệ, thời gian giao dịch trong khoảng từ ngày 3/11 - 31/12.

Ngày 15/11 mới đây, Phó Tổng Giám đốc công ty, ông Đoàn Ngọc Ba cũng đăng ký bán toàn bộ 58.823 cổ phiếu VC9 đang sở hữu, tương đương 0,5% vốn điều lệ, dự kiến giao dịch trong giai đoạn từ ngày 19/11 - 31/12.

Còn tiếp...

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cam kết vận hành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025

  Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cam kết phối hợp cùng Chính phủ, các bộ ngành, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đưa sân bay Long Thành hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào vận hành vào cuố năm 2025.

Vào sáng nay (12/11), giải trình chất vấn của các đại biểu Quốc hội về tình trạng nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho hay, đối với sân bay quốc tế Long Thành, sau khi được Quốc hội cho chủ trương, vào tháng 7/2019, Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ phê duyệt dự án.

Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thuê tư vấn nước ngoài thẩm định lại toàn bộ dự án này. Chính vì thế, dự án kéo dài để tư vấn nước ngoài thẩm định toàn bộ.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cam kết vận hành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trong phiên chất vấn sáng ngày 12/11. (Ảnh: Quốc hội).

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, vào tháng 12/2020, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chính thức ký dự án đầu tư, giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư giai đoạn 1.

Còn tiếp...

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội (phần 3)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 1.

Phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

7. Khu đất đi trùng ngõ 344 Ngọc Thụy

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Trong đó đáng chú ý có khu đất đi trùng ngõ 344 Ngọc Thụy với diện tích khoảng 6.457,585 m2, dài khoảng 332 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở phường Ngọc Thụy. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Đề xuất đầu tư 729 km đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025

  Toàn bộ 729 km đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 với tổng vốn 148.492 tỷ đồng sẽ được chia thành 12 dự án thành phần và đầu tư đồng bộ thay vì làm trước 9 dự án như trước đó. Trong số này có 8 dự án đầu tư bằng ngân sách Nhà nước, 4 dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Thông tin từ Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông vận tải vừa trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ đề xuất triển khai đầu tư khoảng 729 km đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập.

Trong đó có 8 dự án đề xuất triển khai theo hình thức đầu tư công gồm các đoạn Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau.

4 dự án triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP) còn lại gồm Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Chí Thạnh - Vân Phong và Vân Phong - Nha Trang.

Đề xuất đầu tư 729 km đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 - Ảnh 1.

Toàn bộ 729 km đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 được chia thành 12 dự án thành phần. (Ảnh minh họa: chinhphu.vn).

Còn tiếp...

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

20 công ty bất động sản nắm lượng tiền mặt khủng nhất thị trường

  Thống kê 20 doanh nghiệp nhiều tiền mặt nhất thị trường bất động sản hiện nay đều là các tên tuổi đầu ngành như họ Vingroup, Novaland, Khang Điền, DIC Corp... Tổng lượng tiền nhóm này đang nắm theo đó lên tới 55.700 tỷ đồng.

Việc dự trữ tiền mặt là hoạt động cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực cần nguồn vốn lớn như bất động sản. Lượng tiền mặt dự trữ sẽ đảm bảo duy trì các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động trong việc chi tiêu để nắm bắt các cơ hội tốt.

Theo thống kê trong hơn 60 doanh nghiệp địa ốc niêm yết trên sàn chứng khoán, tại thời điểm cuối tháng 9, các doanh nghiệp nắm quỹ tiền mặt (bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền) nhiều nhất hiện nay đều là các ông lớn trong ngành như bộ ba nhà Vingroup, Novaland, Khang Điền, Kinh Bắc,...

20 công ty bất động sản nắm lượng tiền mặt khủng nhất thị trường - Ảnh 1.

Nguồn: Minh Hiền tổng hợp - Thiết kế: Justin Bùi.

Dù nắm giữ quỹ tiền lớn nhất thị trường địa ốc trong nước, song lượng tiền mặt của CTCP Tập đoàn Vingroup (VIC) đã giảm gần 28%, tương đương chỉ ghi nhận 21.263 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9, trong khi tổng tài sản tăng 2,6% so với đầu năm. Lượng tiền mặt chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số tài sản của Vingroup.

Tương tự như công ty mẹ, mặc dù nắm quỹ tiền mặt nhiều hàng top trong ngành, song lượng tiền của Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE) đều chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản doanh nghiệp, lần lượt là 2% và 7%.

Còn tiếp...