Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Giá xăng dầu hôm nay 27/11: Giá dầu giảm mạnh 13%

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-27-11-gia-dau-giam-manh-13-truoc-nhung-lo-ngai-ve-nhu-cau-20211127085555973.htm

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 27/11 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 68,1 USD/thùng - giảm 115 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 1/2022): 72,9 USD/thùng - giảm 150 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 46,660 JPY/thùng - giảm 200 JPY so với phiên ngày hôm qua




Dầu có ngày tồi tệ nhất trong năm vào thứ Sáu, giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng khi chủng COVID-19 mới làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm nhu cầu cũng như nguồn cung tăng.

Giá dầu thô của Mỹ giảm 13,06%, tương đương 10,24 USD, thấp hơn ở mức 68,15 USD/thùng, giảm xuống dưới mức quan trọng 70 USD. Đó là ngày tồi tệ nhất của hợp đồng kể từ tháng 4 năm 2020.Giá dầu thô Brent giao sau chuẩn quốc tế giảm 11,55% xuống 72,72 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Dầu của Mỹ hiện giảm hơn 15 đô la kể từ mức cao nhất trong tháng 10 là 85,41 USD.

Cả hai hợp đồng đều ghi nhận tuần thua lỗ thứ năm liên tiếp trong chuỗi giảm giá hàng tuần dài nhất kể từ tháng 3 năm 2020. Việc giảm du lịch và các đợt khóa cửa tiềm năng mới, cả hai đều có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, đến ngay khi nguồn cung sắp tăng lên.

“Có vẻ như việc phát hiện ra một biến thể COVID-19 ở miền nam châu Phi đang làm ảnh hưởng đến thị trường trên diện rộng. John Kilduff, đối tác của Again Capital, cho biết Đức đã hạn chế việc đi lại từ một số quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng. Ông nói thêm: “Điều cuối cùng mà tổ hợp dầu mỏ cần là một mối đe dọa khác đối với việc phục hồi hoạt động du lịch hàng không.

OPEC và các đồng minh sản xuất dầu của tổ chức này sẽ gặp nhau vào ngày 2/12 để thảo luận về chính sách sản xuất cho tháng 1 và sau đó. Tập đoàn này đã từ từ nới lỏng việc cắt giảm sản lượng lịch sử mà họ đã đồng ý vào tháng 4 năm 2020 khi COVID-19 cắt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ. Kể từ tháng 8, nhóm, được gọi là OPEC +, đã trả lại 400.000 thùng mỗi ngày cho thị trường mỗi tháng.

Đà Nẵng: Resort 3.900 tỷ đồng của Tập đoàn Mikazuki sắp chính thức hoàn thành

  Dự án Mikazuki Spa & Hotel Resort có quy mô khoảng 13 ha, được khởi công từ năm 2019. Khu khách sạn của dự án dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2021 và đưa vào vận hành chính thức trong năm 2022.

Đà Nẵng: Resort 3.900 tỷ đồng của Tập đoàn Mikazuki sắp chính thức hoàn thành - Ảnh 1.

Dự án Mikazuki Spa & Hotel Resort. (Ảnh: Văn Luận).

Theo Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố vừa có buổi kiểm tra thực tế dự án Mikazuki Spa & Hotel Resort do Công ty TNHH ODK Mikazuki Việt Nam (thuộc Tập đoàn MIKAZUKI - Nhật Bản) làm chủ đầu tư.

Dự án này có tổng vốn đầu tư 3.900 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích hơn 12,2 ha, đang triển khai thực hiện tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.

Quy mô dự án gồm khối khách sạn cao 24 tầng, và các hạng mục khu vui chơi có mái, khu công viên nước ngoài trời, khối nhà dịch vụ, núi nhân tạo, khu giải khát, nhà nghỉ nhân viên, nhà giặt là, nhà phụ trợ, khu nhà hàng tiệc cưới, khu dịch vụ bể bơi,...

Đến nay, dự án đã đưa vào hoạt động khu công viên nước. Đối với khu khách sạn, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2021 và đưa vào vận hành chính thức trong năm 2022.

Còn tiếp...

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Bắc Giang đấu thầu tìm chủ cho khu nhà ở xã hội 850 căn hộ tại huyện Việt Yên

  Khu nhà ở xã hội 3,3 ha tại thôn Nam Ngạn và thôn Đông Tiến, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, với tổng mức đầu tư khoảng 691,8 tỷ đồng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang ra thông báo lựa chọn tìm chủ cho dự án Khu nhà ở xã hội tại thôn Nam Ngạn và thôn Đông Tiến, xã Quang Châu, huyện Việt Yên.

Quy mô dự án khoảng 3,3 ha; với tổng mức đầu tư khoảng 691,8 tỷ đồng. 

Các tòa nhà ở xã hội cao tầng có diện tích 8.654 m2, quy mô cao 18 tầng, tổng số khoảng 850 căn hộ. Một tòa nhà thương mại dịch vụ cao 5 tầng có diện tích 1.730 m2, diện tích sàn xây dựng khoảng 6.900 m2. 

Khu bãi để xe rộng 1.823 m2. Ngoài ra chủ đầu tư cần dành diện tích xây dựng sân, đường nội bộ, cây xanh cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà đồng bộ trong phạm vi ranh giới dự án.

Còn tiếp...

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

Nhơn Trạch, Đồng Nai có 4 khu du lịch hơn 600 ha chậm triển khai

  Các dự án này bao gồm Khu du lịch sinh thái cống Ông Kèo; điểm du lịch sinh thái Long Tân 2; điểm du lịch sinh thái Phú Hội và điểm du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Long Tân - Phước Thiền.

Nhơn Trạch, Đồng Nai có 4 khu du lịch hơn 600 ha chậm triển khai - Ảnh 1.

Đường Vành đai 3 TP HCM đi Nhơn Trạch. (Ảnh tư liệu: Hoàng Huy).

Báo Đồng Nai dẫn thông tin từ UBND huyện Nhơn Trạch cho biết, trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020, trên địa bàn huyện có 4 dự án du lịch sinh thái quy mô lớn chưa triển khai, làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Các dự án này bao gồm Khu du lịch sinh thái cống Ông Kèo (320 ha); điểm du lịch sinh thái Long Tân 2 (127 ha); điểm du lịch sinh thái Phú Hội (gần 110 ha) và điểm du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Long Tân - Phước Thiền (gần 82 ha). 

Các dự án khu du lịch sinh thái chậm triển khai khiến huyện Nhơn Trạch còn nhiều diện tích đất quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ không đạt chỉ tiêu đã phê duyệt.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có quỹ đất thương mại dịch vụ khá lớn nằm trong các dự án khu dân cư theo quy hoạch chi tiết cũng chưa được thực hiện, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Còn tiếp...

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

Nhiều dự án xuyên thập kỷ và những 'gam màu tối' trong tiến trình hiện thực hóa quy hoạch Hà Nội

  Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, quá trình thực hiện quy hoạch Thủ đô trong 10 năm qua cũng có nhiều vấn đề còn hạn chế.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 2: Nhiều dự án xuyên thập kỷ và những gam màu tối trong tiến trình hiện thực hóa quy hoạch Hà Nội - Ảnh 1.

Căn cứ theo lộ trình xây dựng mạng lưới giao thông Hà Nội tại Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô (được phê duyệt năm 2011) và Quy hoạch GTVT Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được duyệt năm 2016) thì có rất nhiều dự án chưa được thực hiện.

Trong đó, Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô nêu ra một số dự án thuộc nhóm ưu tiên xây dựng, trong đó có các trục giao thông hướng tâm và vành đai. Tuy nhiên, nhiều dự án thuộc nhóm này chưa được xây dựng như: Trục Hồ Tây – Ba Vì; Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục); Vành 2,5 (đoạn Trung Kính - Trần Duy Hưng, đoạn Hoàng Đạo Thúy - Nguyễn Trãi...); Vành đai 3,5 (đoạn Thượng Cát - quốc lộ 32...); Vành đai 4...

Các tuyến đường sắt đô thị triển khai thời gian vừa qua đều chậm tiến độ, nhiều tuyến đội vốn lên rất cao. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Nhiều tuyến đường đã được phê duyệt, được bố trí vốn nhưng hơn thập kỷ qua vẫn chưa thể khởi công, hoặc chưa hoàn thành như: Đường nối Đại học Mỏ Địa Chất ra Phạm Văn Đồng kéo dài (từ năm 2006), đường Liễu Giai - Núi Trúc (từ năm 2009), đường Núi Trúc - Sơn Tây (từ năm 2009)...

Đáng chú ý nhất là vấn đề xây dựng đường sắt đô thị. Tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội trong thập kỷ qua đều chậm so với dự kiến và một số tuyến đội vốn rất cao.

Trong đó, tuyến metro số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội khởi công từ năm 2009 đến nay chưa hoàn thiện, phía nhà thầu hiện đang dừng thi công đoạn đi ngầm do vướng giải phóng mặt bằng. Sau hơn 10 năm, tuyến metro này đội vốn hơn 10 nghìn tỷ đồng, từ khoảng 20.600 tỷ đồng ban đầu (783 triệu euro) lên gần 33.000 tỷ đồng. 

Tuyến metro số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được phê duyệt từ năm 2009 với tổng mức đầu tư 19,5 nghìn tỷ đồng. Hà Nội đã rót vào dự án này gần 417 tỷ đồng nhưng tới nay gần như chưa khởi động. Hiện dự án đang làm thủ tục điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên 35.000 tỷ đồng, tức đội vốn hơn 15.000 tỷ.

Điểm sáng trong việc xây dựng các tuyến đường sắt đô thị là việc đưa vào khai thác tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông hôm 6/11 vừa qua. Tuy nhiên, suốt 10 năm qua, đây là dự án nhận nhiều chỉ trích nhất từ người dân. Dự án này được phê duyệt từ năm 2009, khởi công từ năm 2011, đã qua rất nhiều lần hứa hẹn về đích. Đến thời điểm khai thác, dự án cũng đội vốn hơn 9.000 tỷ, từ khoảng 8,8 nghìn tỷ lên hơn 18.000 tỷ. Trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị này đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, thậm chí gây chết người. 

Còn tiếp...

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Toàn cảnh 'bức tranh' quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội

  Trong 9 tuyến đường sắt đô thị Thủ đô, duy chỉ có tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành và được đưa vào khai thác thương mại chính thức từ ngày 6/11 vừa qua; tuyến Nhổn - ga Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng đoạn Nhổn - Cầu Giấy, đang triển khai thi công đoạn Cầu Giấy - ga Hà Nội; các tuyến còn lại mới chỉ được giải phóng một phần mặt bằng hoặc chưa được triển khai.

Từ năm 1998, Chính phủ đã định hướng đầu tư, phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội. Theo quy hoạch, hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô gồm 9 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định xây mới các tuyến đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; kết hợp xây dựng công trình dịch vụ, công cộng với xây dựng các ga đường sắt đô thị.

Hiện nay, tiến độ triển khai các dự án này đều chậm so với dự kiến, đội vốn hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tính đến năm 2021, nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội là 34.437 tỷ đồng để thực hiện đầu tư đối với 4 dự án (tuyến số 1: 2.103 tỷ đồng, tuyến số 2: 974 tỷ đồng, 2A: 15.749 tỷ đồng và tuyến số 3: 15.611 tỷ đồng).

Bức tranh đường sắt đô thị Hà Nội: Hoàn thành hai tuyến, 7 tuyến còn lại chưa được triển khai - Ảnh 1.

Theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 của UBND TP Hà Nội, dự kiến ngân sách đầu tư trung hạn của thành phố cho hệ thống đường sắt đô thị ít nhất khoảng 50.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn này, thành phố đưa vào vận hành hai tuyến đường sắt đô thị vận tải hành khách khối lượng lớn, tốc độ cao là tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông) và tuyến số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội); đồng thời khởi công tuyến đường sắt đô thị số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo); hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt đô thị số 3.2 (Trần Hưng Đạo - Hoàng Mai) và tuyến đường sắt số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc).

Ngày 6/11 vừa qua, những đoàn tàu thuộc dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã chính thức lăn bánh sau 10 năm xây dựng, trở thành tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội và Việt Nam được đưa vào vận hành khai thác.

Sau đây là thông tin chi tiết về quy hoạch và tiến độ 9 đoạn tuyến đường sắt đô thị Hà Nội.

Còn tiếp...

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Giá vàng tiến gần đỉnh 62 triệu đồng/lượng, thời điểm lý tưởng gia nhập thị trường vàng?

Giá vàng trong nước những ngày gần đây đánh dấu sự "trỗi dậy" mạnh mẽ khi kim loại quý này tăng gần 2 triệu đồng/lượng chỉ trong một tuần từ (từ 8/13/11), từ mức 58,9 triệu đồng/lượng lên 60,85 triệu đồng/lượng.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/vang-52.htm

Ghi nhận vào lúc 14h30 hôm nay (ngày 16/11), giá vàng SJC tiếp đà tăng tại một số hệ thống cửa hàng như Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng 550.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán so với cuối phiên chiều qua, lên mức 60,65 - 61,35 triệu đồng/lượng.

Tương tự, tại Tập đoàn Doji, giá vàng SJC cũng điều chỉnh tăng mạnh đến 800.000 đồng/lượng ở chiều mua lên 60,6 triệu đồng/lượng và tăng 600.000 đồng/lượng ở chiều bán ra lên 61,25 triệu đồng/lượng. 

Như vậy, giá vàng từng bước vượt qua mốc 59 triệu đồng/lượng, 60 triệu đồng/lượng và hơn 61 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá vàng trong nước đã ở rất gần mức đỉnh vào tháng 8/2020 là hơn 62 triệu đồng/lượng.

Giá vàng - Ảnh 1.

Diễn biến giá vàng SJC trong một năm qua. (Nguồn: tygia.vn)

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng những ngày gần đây việc xuất hiện hàng loạt dự báo về việc giá vàng sẽ lên cao trong dài hạn đã tác động đến tâm lý người dân, nhất là trong bối cảnh lo ngại lạm phát sẽ tăng cao trong thời gian tới khi giá cả nhiều mặt hàng đã nhích lên.

Thực tế, tại thị trường Mỹ, từ năm ngoái đến nay quốc gia này đã đưa vào hơn 5.000 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế và khi lượng tiền lớn được đẩy vào sẽ dẫn đến khả năng bùng phát lạm phát. Đáng chú ý, hiện tại thị trường này đã có dấu hiệu của lạm phát khi chỉ số tiêu dùng trong 10 tháng qua lên hơn 5%. 

"Lạm phát năm 2021 của Mỹ có thể cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% được đề ra", ông Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Tại thị trường Việt Nam, chuyên gia cũng cho rằng rủi ro lạm phát đang ở mức cao. Bởi chuỗi cung ứng đang bị đứt gãy đẩy giá cả hàng hóa lên cao, giá cả trên thế giới tăng cao trong khi Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên, vật liệu nên nguy cơ lạm phát nhập khẩu sẽ góp phần bùng phát lạm phát tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nhận định về khả năng giá vàng trở lại đỉnh cũ của năm 2020, ông Hiếu cho rằng hoàn toàn có thể xảy ra với diễn biến hiện tại của thị trường vàng.

"Thị trường vàng biến động rất khôn lường, nhưng xác xuất duy trì đà tăng từ đây đến cuối năm của vàng trong nước đang cao hơn xác xuất giảm và phụ thuộc vào xu hướng điều chỉnh của giá vàng thế giới", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.

Giá vàng - Ảnh 2.

Diễn biến giá vàng trên thị trường thế giới. (Nguồn: Kitco.com)

Trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch 15/11, giá vàng có lúc chạm 1.870 USD/ounce trước khi về vùng giao dịch 1.867 USD. Còn thời điểm này, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.864 USD/ounce, vàng giao tháng 12 đạt hơn 1.867 USD.

Vàng thường được xem là hàng rào chống lạm phát, đã tăng lên cao nhất gần 5 tháng vào tuần trước khi giá tiêu dùng của Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất theo năm trong 31 năm.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-vang-tien-gan-dinh-62-trieu-dong-luong-thoi-diem-ly-tuong-gia-nhap-thi-truong-vang-20211116111741192.htm