Chiều ngày 11/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 11/10.
Biến động giá bán lẻ xăng dầu trong nước tháng 1/2021-10/2021. (Nguồn: Bộ Công Thương)
Trong kỳ điều chỉnh lần này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính không trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với xăng RON95 ở mức, dầu diesel, dầu hỏa, xăng E5RON92. Đối với dầu mazut ở mức 100 đồng/kg.
Đồng thời Liên Bộ chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 950 đồng/lít, dầu diesel 150 đồng/lít, dầu hỏa 100 đồng/lít; xăng RON95 và dầu mazut không chi.
Dự án khu công nghiệp có diện tích 450 ha do CTCP Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp HD đề xuất làm nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có công văn khẩn gửi Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh về hồ sơ đề nghị chấp nhận chủ trương đầu tư dự án KCN thuộc KCN - Đô thị - Dịch vụ HD phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ.
Theo đó, ngày 22/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn số 6379 gửi Bà Rịa - Vũng Tàu về hồ sơ nêu trên. Về vấn đề này, Bà Rịa - Vũng Tàu giao Ban Quản lý các KCN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để rà soát, tổng hợp báo cáo, giải trình đầy đủ các nội dung theo đề nghị trong công văn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ban quản lý có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo văn bản trình UBND tỉnh để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tháng 10.
Trước đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn số 11258 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xin ý kiến thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án KCN thuộc KCN - đô thị - dịch vụ HD.
Theo báo Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án này có quy mô 450 ha, do CTCP Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp HD đề xuất đầu tư. Tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động KCN là 50 năm kể từ ngày có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, tiến độ thực hiện từ quý IV/2020 đến năm 2028.
JLL dự báo giá thuê trong quý IV dự kiến ổn định mặc dù nhu cầu suy giảm. Hai tòa hạng B bao gồm The Grace và Pearl 5 sẽ khai trương và bổ sung 20.000 m2 cho thị trường văn phòng.
Báo cáo tổng quan thị trường BĐS Việt Nam của JLL cho thấy, trong quý III, do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài tại TP HCM, hai tòa nhà văn phòng hạng B dự kiến khai trương trong thời gian này buộc phải hoãn thời gian mở cửa sang quý IV.
Như vậy, thị trường không ghi nhận thêm nguồn cung mới ở tất cả các phân hạng trong quý này.
Lượng hấp thụ thuần văn phòng hạng A&B đạt 3.789 m2 trong quý, chủ yếu diễn ra ở các tòa nhà mới hoàn thành và có chính sách giá thuê hấp dẫn.
Thị trường văn phòng tại TP HCM không có nguồn cung mới trong quý III. (Ảnh minh họa: Zing News).
Ngũ Tượng Khải Hoàn là dự án có vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, do Becamex ITC làm chủ đầu tư và nằm trong tổng thể dự án Khu đô thị công nghiệp xanh Mỹ Phước 1, 2, 3 & 4 với quy mô 6.000 ha.
CTCP Kinh doanh và Đầu tư Bình Dương (Becamex ITC) vừa phát hành thành công lô trái phiếu 500 tỷ đồng cho 9 nhà đầu tư trong nước.
Cụ thể, 500.000 trái phiếu với mệnh giá 1 triệu đồng/tp được doanh nghiệp phát hành là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Chứng khoán BSC là bên thu xếp đợt phát hành này.
Số trái phiếu trên có kỳ hạn hai năm, đáo hạn vào ngày 18/5/2023. Lãi suất phát hành là 10,2%/năm, trả lãi định kỳ 6 tháng/lần.
Toàn bộ số tiền thu được sẽ được doanh nghiệp dùng để tăng quy mô vốn hoạt động và triển khai xây dựng, phát triển các phân khu tại dự án Khu đô thị Ngũ Tượng Khải Hoàn tại Bình Dương.
Phối cảnh trung tâm thương mại dự án Ngũ Tượng Khải Hoàn. (Nguồn: Becamex ITC).
Mới đây, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên ra thông báo tăng giá thép. Theo đó, giá thép cây và thép cuộn các loại đồng loạt tăng 200.000 đồng/tấn, trên phạm vi toàn quốc. Mức giá mới sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 7/10.
Theo công ty, nguyên nhân của việc tăng giá bán là do giá phôi thép và nguyên liệu đầu vào thời gian qua liên tục tăng.
Trong 9 tháng qua, hoạt động bán hàng Tập đoàn Hòa Phát tăng mạnh mặc dù chịu tác động bởi dịch COVID-19. Theo đó, lượng bán hàng thép xây dựng đạt 327.000 tấn, giảm 7% so với cùng kỳ nhưng tăng 22% so với tháng 8; thép cuộn cán nóng là 176.000 tấn, còn lại là phôi thép, tôn mạ, ống thép các loại.
Hoạt động xuất khẩu thép thành phẩm các loại của Hòa Phát trong tháng vừa qua tăng trưởng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu thép xây dựng Hòa Phát kỷ lục 120.000 tấn, gần gấp đôi so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu chính là Australia, Canada, Hong Kong, Hàn Quốc, và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
TheoBloomberg, Việt Nam có kế hoạch giảm thuế nhập khẩu đối với thịt heo đông lạnh, ngô và lúa mì từ Mỹ. Đây là một dấu hiệu giảm căng thẳng thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, người phát ngôn của Bộ NN&PTNT cho biết việc cắt giảm sẽ được công bố trong quý IV nhằm tăng lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ và thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam.
"Các đợt cắt giảm đã được lên kế hoạch sẽ khiến thuế quan giảm từ 15% xuống còn 10% đối với thịt heo đông lạnh, từ 5% xuống 2% đối với ngô và loại bỏ thuế đối với lúa mì, hiện đang chịu mức thuế 3%", ông Tuấn nói.
Động thái tăng cường mua hàng hóa nông nghiệp của Mỹ là nỗ lực mới nhất để cải thiện quan hệ khi Washington và Hà Nội đang hợp tác chặt chẽ hơn về kinh kế và địa chính trị.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tổng đàn heo lớn nhất Đông Nam Á, thịt heo chiếm hơn 70% giỏ thực phẩm của người Việt.
Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu thịt heo của Việt Nam tăng mạnh trong hai năm qua khi vùng nuôi heo bị tàn phá bởi dịch tả heo châu Phi.
Năm 2020, Việt Nam đã tạm thời giảm thuế nhập khẩu thịt heo đông lạnh của Mỹ xuống 10%.
Điều này thúc đẩy lượng xuất khẩu thịt heo của Mỹ sang Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 tăng gấp đôi so với nửa đầu năm 2020.
Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8, bà Kamala Harris, Phó Tổng thống Mỹ đề xuất Việt Nam xem xét giảm thuế các mặt hàng nông nghiệp và nâng cấp sự hợp tác giữa hai nước thành quan hệ đối tác chiến lược.
"Cả hai bên đang thể hiện sự thấu hiểu, đàm phán để tránh những xung đột", chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết.
Theo Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, tâm lý chung của người Việt luôn muốn sở hữu bất động sản, nhiều người có tiền sẽ nghĩ đến mua đất, mua nhà. Song, ông khuyên các nhà đầu tư không nên chạy theo cơn sốt. Bởi rất nhiều nơi sốt xong sẽ trầm lắng suốt nhiều năm. Còn nếu là nhà đầu tư cá nhân, chỗ nào thấy "sốt" nên bán ngay.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC phát biểu tại tọa đàm. (Ảnh chụp màn hình).
Tại tọa đàm trực tuyến chủ đề "Bất động sản Việt Nam: Bình thường mới - Nhu cầu mới - Xu thế mới" do VnExpress tổ chức chiều 6/10, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết, từ năm 2020 đến nay, các ngành nghề trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng và hàng không chịu thiệt hại nặng nề nhất trên thị trường.
"Với FLC, những gì xấu nhất đã qua trong năm 2020. Dù chịu ảnh hưởng rất lớn nhưng FLC vẫn kiểm soát được tình hình. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, dòng tiền đều bị đứt gãy. Nhưng chúng tôi luôn dự phòng những tình huống xấu nhất. Năm 2020 chúng tôi không bị khủng hoảng bất cứ ngành nghề nào như bất động sản nghỉ dưỡng, hàng không", ông Quyết nói.
Chủ tịch FLC chia sẻ thêm, tập đoàn chưa bay nhiều và chưa có điều kiện tiếp cận các thị trường màu mỡ trong khi các hãng hàng không trong nước một tuần có thể bay đến 600 chuyến sang Trung Quốc. Thay vào đó, Bamboo Airways đi theo thị trường ngách và khai thác những thị trường mới như Mỹ, Séc, Pháp, Anh,...
Tương tự với bất động sản, ông Quyết cho biết, từ hàng chục năm trước, thị trường đã có nhiều tên tuổi lớn. Do đó, FLC không thể chỉ làm ở Hà Nội và TP HCM.
"Nếu làm ở Hà Nội và TP HCM thì FLC không thể có thương hiệu như ngày hôm nay và không thể đuổi kịp các doanh nghiệp đi trước. Do đó, sau giai đoạn khủng hoảng của thị trường, chúng tôi đã lựa chọn một phân khúc khác là bất động sản nghỉ dưỡng và phải đi tìm những nơi xa hơn, làm những dự án có quy mô lớn", Chủ tịch FLC cho hay.
Nói về bất động sản, ông Quyết cho biết, năm 2020 là một năm thị trường chịu nhiều tác động tiêu cực, hết dịch bệnh lại đến tháng Ngâu. Tuy nhiên, ngay tháng Ngâu năm ngoái, thị trường vẫn "sốt xình xịch".