Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Hai nhóm nhà đầu tư đổ về săn bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long

 Với những tiềm năng về hạ tầng và tăng trưởng kinh tế, thị trường bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất tại TP HCM không còn nhiều và các tỉnh Đông Nam Bộ đã dày đặc các dự án.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/ong-lon-do-bo-gia-dat-khu-vuc-dbscl-se-bat-tang-20210921152553993.htm

Hai nhóm nhà đầu tư đổ về săn bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Bất động sản vùng ĐBSCL thu hút nhiều nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất tại TP HCM không còn nhiều và các tỉnh Đông Nam Bộ đã dày đặc các dự án. (Ảnh minh họa: Báo An Giang).

Vài năm trở lại đây, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, bao gồm cả những công trình mới và công trình cải tạo, góp phần thay đổi diện mạo đô thị vùng.

Mới đây, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) đưa ra nhận định, thị trường bất động sản một số tỉnh vùng BĐSCL trở nên sôi động sau khi Chính Phủ phê duyệt đầu tư hàng loạt tuyến lộ cao tốc và các cây cầu mới nối với TP HCM, rút ngắn thời gian di chuyển đến các tỉnh Miền Tây.

Nhiều dự án cao tốc như Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cầu Đại Ngãi,… dự kiến sau khi hoàn thành trong năm nay sẽ tạo ra một trục cao tốc hoàn chỉnh cho khu vực.

Suốt từ đầu năm 2020, thị trường Cần Thơ ghi nhận sự trầm lắng nhưng kể từ cuối tháng 7/2020 đã sôi động trở lại. Các dự án gần trung tâm TP, gần đường lớn có giá bình quân 40 - 60 triệu đồng/m2. Đối với dự án nằm lớp trong, tiếp giáp đường nhỏ có giá khoảng 19 - 30 triệu đồng/m2, tăng khoảng 7% so với năm 2019.

Tại Long An, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên lượng tiêu thụ chậm, các dự án chỉ đạt tỷ lệ hấp thụ bình quân khoảng 20%. Một số dự án có tiềm năng tốt giá bán dao động 21 - 26 triệu đồng/m2. Còn các vùng khác trong tỉnh có giá bình quân13 - 15 triệu đồng/m2.

Đảo ngọc Phú Quốc, Kiên Giang đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ trở lại của các nhà đầu tư sau thông tin lên thành thành phố. Nhiều tập đoàn lớn liên tiếp công bố đưa các khu đại đô thị du lịch ở đây vào vận hành khai thác. 

Đánh giá về tiềm năng phát triển của bất động sản ĐBSCL, TS. Sử Ngọc Khương, cho rằng khu vực này sẽ rất thu hút và được quan tâm cao, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư tổ chức khi họ nhìn thấy lợi ích trong trung và dài hạn.

Thị trường trái phiếu 'phi nước đại': Các ngân hàng vẫn là tay chơi chủ lực

 Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, thị trường trái phiếu Việt Nam đang thiếu những yếu tố nền tảng, đặc biệt thiếu các định chế tài chính. Do vậy, gần như cuộc chơi trên thị trường này thuộc về các ngân hàng thương mại.

Ba lí do đẩy thị trường trái phiếu "phi nước đại"

Tại sự kiện trực tuyến về BĐS do Reatimes tổ chức sáng ngày 18/11, TS. Cấn Văn Lực, cũng đưa ra nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tương đối nhanh trong khoảng ba năm gần đây với ba lí do.

Thứ nhất, Chính phủ có định hướng phát triển thị trường trái phiếu nhằm đa dạng hóa nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp.

Thứ hai, qui mô và xuất phát điểm của thị trường trái phiếu ở Việt Nam còn thấp khi chỉ mới tương đương khoảng 11 - 12% GDP, còn mức bình quân trong khu vực 20 - 25% GDP.

Thứ ba, trái phiếu cũng là một kênh đầu tư của cả cá nhân và tổ chức với mức lãi suất tương đối hấp dẫn.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng từng đưa ra nhận định: "Trong bối cảnh tín dụng chỉ tăng khoảng 11% nhưng giá trái phiếu phát hành vượt 30% so với cùng kì cho thấy sự hấp dẫn từ việc huy động vốn thông qua kênh trái phiếu doanh nghiệp".

Dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp nói chung đã phát hành 159.555 tỉ đồng trái phiếu.

Riêng trong tháng 6, giá trị phát hành của các doanh nghiệp vượt 66.800 tỉ đồng. BĐS và tổ chức tín dụng luân phiên dẫn đầu về giá trị phát hành.

Liên quan đến ý kiến cho rằng doanh nghiệp phát hành thường không vay được vốn ngân hàng nên mới tìm đến trái phiếu, TS. Cấn Văn Lực cho rằng "không hẳn những doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu đều không vay được vốn ngân hàng mà đôi khi do tính toán về cơ cấu nguồn vốn, họ có thể vay một phần và phát hành trái phiếu một phần.

‘Ngân hàng thương mại là tay chơi chủ yếu của thị trường trái phiếu’ - Ảnh 1.

Nghị định số 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2020 đã sửa đổi, bổ sung qui định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp được nêu tại Nghị định số 163/2018/NĐ-CP, qua đó siết lại thị trường sau một thời gian tăng trưởng nóng.

Trong đó, có một số nội dung quan trọng như hạn chế khối lượng phát hành của mỗi doanh nghiệp, giảm tình trạng chia nhỏ các lô trái phiếu phát hành, chuẩn hóa bộ hồ sơ phát hành,…

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Quảng Ninh rà soát tiến độ 6 dự án trọng điểm tại Vân Đồn, có KĐT Ocean Park, đường trục chính KĐT Cái Rồng

 Trong thời gian tới, huyện Vân Đồn tập trung đẩy nhanh tiến độ 6 dự án trọng điểm, đáng chú ý có KĐT Ocean Park, đường trục chính Trung tâm khu đô thị Cái Rồng, dự án mở rộng đường 334 từ sân Golf đến nút giao khu công viên phức hợp xã Vạn Yên, khu dân cư thôn 15 xa Hạ Long

UBND huyện Vân Đồn mới đây đã ban hành văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn Nguyễn Đức Minh tại cuộc họp ngày 14/9, về công tác GPMB tại 6 dự án trọng điểm trên địa bàn.

Quảng Ninh rà soát tiến độ 6 dự án trọng điểm tại Vân Đồn, có KĐT Ocean Park, đường trục chính KĐT Cái Rồng - Ảnh 1.

Một góc huyện Vân Đồn. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).

Cụ thể, với dự án KĐT Ocean Park (hòn Cặp Xe, xã Hạ Long), đáng chú ý, Phó Chủ tịch tỉnh yêu cầu rà soát hồ sơ, báo cáo UBND tỉnh về việc hết thời hạn thuê đất của ông Nguyễn Trọng Quỳnh; đồng thời cần có văn bản gửi tới hộ gia đình ông Nguyễn Trọng Quỳnh về việc hết thời hạn giao đất. Thời gian thực hiện xong trước ngày 25/9.

Còn tiếp...

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở huyện Gia Lâm, Hà Nội (phần 1)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở huyện Gia Lâm, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở huyện Gia Lâm, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 1.

Huyện Gia Lâm, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

1. Đường Đặng Công Chất kéo dài đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Gia Lâm. Trong đó, đáng chú ý có khu đất làm đường Đặng Công Chất kéo dài đến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang với diện tích khoảng 157.682,253 m2.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở huyện Gia Lâm, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở huyện Gia Lâm. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở huyện Gia Lâm, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi mở đường nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

Giám đốc kinh doanh Hải Phát chia sẻ bài học thực chiến BĐS ở Bình Thuận: Thị trường sơ cấp thanh khoản bất thường, quy hoạch vẫn là điểm nhức nhối

 Ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc kinh doanh của Hải Phát Invest cho hay, từ năm 2015 đến nay thị trường BĐS Bình Thuận thanh khoản không ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào tiến độ hạ tầng. Song điều này chỉ xảy ra với hàng hóa sơ cấp, còn hàng thứ cấp nhiều phân khúc thanh khoản vẫn tốt.

Sếp Hải Phát chia sẻ bài học thực chiến BĐS ở Bình Thuận: Thị trường sơ cấp thanh khoản bất thường; quy hoạch vẫn là điểm nhức nhối - Ảnh 1.

Tuyến đường ven biển ĐT.719 ở Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. (Ảnh: Hoàng Huy).

Hai giai đoạn sốt đất của Bình Thuận

Nằm ở cực Nam Trung Bộ, cách TP HCM 183 km, Bình Thuận là tỉnh ven biển có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Phan Thiết, Mũi Né, Hàm Tân, Đồi Dương... thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm.

Với lợi thế 198 km đường biển, bất động sản (BĐS) Bình Thuận, đặc biệt là phân khúc nghỉ dưỡng trong những năm trở lại đây nổi lên trên thị trường khi thu hút nhiều nhà đầu tư, hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn tìm về. 

Tại buổi talkshow trực tuyến "Bình Thuận - Tiềm năng và Thách thức" được tổ chức ngày 19/9, ông Huỳnh Ngọc Thanh, CEO của CTCP Đầu tư Hata (Hataland) đã điểm lại hai giai đoạn sôi động nhất của thị trường Bình Thuận từ năm 2015.

Còn tiếp...

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

F0 cầm 1 tỷ đi đầu tư BĐS: 'Không có khái niệm lướt sóng, có thể vay mua căn hộ hoặc đất nền vùng ven'

 Đối với nhà đầu tư F0 có tài chính 1 - 1,5 tỷ đồng, chuyên gia bất động sản cho rằng, dù đầu tư ở thời điểm này là rất khó, song một số phân khúc như căn hộ hay đất nền vùng ven vẫn có thể mang lại cơ hội sinh lời.

F0 cầm 1 tỷ đi đầu tư BĐS: 'Không có khái niệm lướt sóng, có thể vay mua căn hộ hoặc đất nền vùng ven' - Ảnh 1.

Đất nền vùng ven được cho là phù hợp với nhà đầu tư F0. (Ảnh: Hoàng Huy).

"Hiện tại tôi có dưới 1 tỷ đồng và muốn đầu tư vào bất động sản (BĐS), vậy tôi có nên vay vốn ngân hàng để đầu tư?". Đó là câu hỏi được đặt ra tại buổi tọa đàm trực tuyến "Chung cư mở bán thời dịch có hút khách?" diễn ra tối 16/9 do Dân trí tổ chức. 

Xoay quanh vấn đề này, ông Trần Khánh Quang, người có 6 năm phụ trách trung tâm bất động sản của Sacombank cho rằng, cầm 1 tỷ đồng đi đầu tư BĐS trong thời điểm hiện nay là rất khó, đặc biệt với những người lần đầu tiên mua.

"Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ mua phải BĐS theo những kinh nghiệm cũ của những người đi trước mà quên rằng, cách nhìn về thị trường BĐS mùa dịch đã thay đổi rất nhiều".

Còn tiếp...

TS Nguyễn Xuân Thủy: Không nên thu phí BOT với dự án nhiều ý nghĩa như cầu Trần Hưng Đạo

  Theo chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy, dự án cầu Trần Hưng Đạo nằm giữa trung tâm Hà Nội không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại người dân mà còn mang ý nghĩa về văn hóa, du lịch, do đó không nên thực hiện theo mô hình BOT rồi thu phí người dân qua cầu.

Cây cầu BOT thứ hai trên sông Hồng 

Theo quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn sắp tới, Hà Nội sẽ xây dựng nhiều cầu lớn vượt sông Hồng.

Các cây cầu này bao gồm cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở và cầu Phú Xuyên. Riêng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã khởi công từ đầu năm nay.

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Dự án cầu Trần Hưng Đạo: 'Không nên thương mại hóa giao thông bằng BOT'  - Ảnh 1.

Vị trí làm cầu Trần Hưng Đạo theo quy hoạch. (Ảnh: Hạ Vũ).

Trước đây, Hà Nội từng có chủ trương giao Him Lam nghiên cứu, đề xuất cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức BT (xây dựng - chuyển giao), song dự án đã bị bãi bỏ sau đó theo quy định mới của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Còn tiếp...