Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Lấy con ruồi ra khỏi cái chai bằng "đắc nhân tâm"

Chủ đề: Trần Quí Thanh

(
https://www.youtube.com/watch?v=2R8mmQtQymM)

Không quá khó hiểu trước phản ứng và cách trả lời của Tân Hiệp Phát trước báo chí. Giới chuyên môn đã hy vọng họ có một cách phản ứng khéo léo và tinh tế hơn, nhưng cũng biết rằng điều đó là thử thách.

Lấy con ruồi ra khỏi cái chai không cần đến hàng chục hay hàng trăm tỉ đồng như đồn đoán, mà chỉ cần bài thực hành quan trọng nhất trong đời người: đắc nhân tâm.

Một túi lý không bằng một tý tình

Trường hợp của Tân Hiệp Phát gợi nhớ đến một trường hợp khá điển hình về "thói quen thiếu thận trọng với dư luận", đó là vụ việc của Nestle cuối năm 2002. Mọi chuyện bắt đầu khi có tin tức rò rỉ rằng Nestle đang đòi khoản nợ 6 triệu đô la từ Ethiopia để bù vào những tài sản đã bị quốc hữu hóa cách đó 25 năm. Mọi người, từ tổ chức chống nghèo đói Oxfam International cho đến cá nhân các công dân đều kịch liệt phản đối Nestle. Làm sao mà một công ty có lợi nhuận hàng năm hơn 5 tỷ đô la lại có thể đòi số tiền nhỏ nhoi đó từ một quốc gia đang bị nạn đói hoành hành?

Khi mọi người kêu gọi tẩy chay sản phẩm của Nestle và tới tấp gửi những email đầy giận dữ tới các nhà điều hành doanh nghiệp, công ty cố tìm cách biện hộ cho lập trường của họ về vấn đề Ethiopia, nhưng mọi lời lẽ đều tỏ ra thiếu thuyết phục. Nestle lập luận rằng: đây là vấn đề nguyên tắc, và những khoản thanh toán, đền bù như vậy là cần thiết, một khi Ethiopia muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai. Cuối cùng, vụ om sòm này cũng buộc các quan chức Nestle phải chùn bước: họ thông báo rằng bất cứ số tiền nào công ty thu được từ Ethiopia đều sẽ được quyên góp cho các chương trình cứu tế chống nghèo đói.

Vụ Ethiopia cho thấy Neslte đã thiếu thận trọng trong việc dự báo và đương đầu với mối đe dọa tẩy chay.

Vụ Ethiopia cho thấy Neslte đã thiếu thận trọng trong việc dự báo và đương đầu với mối đe dọa tẩy chay. Nestle nói không sai về lý, họ là người cho mượn tiền, do đó, họ có quyền đòi tiền. Nhưng rõ ràng trong cục diện đó, yếu tố về lý không còn quan trọng nữa. Tương tự, kể cả khi Tân Hiệp Phát chứng minh được sự trong sạch của mình bằng việc công bố các kết quả thanh tra dây chuyền sản xuất đạt chất lượng, kể cả luật pháp rành rành rằng người tiêu dùng phạm lỗi tống tiền, thì người tiêu dùng và báo chí vẫn hỏi : thanh tra trong một ngày thì kết quả có đáng tin cậy không ? Rõ ràng dư luận không hề trông đợi vào kết quả thanh tra của cơ quan chức năng và sự thanh minh hay chứng tỏ của Tân Hiệp Phát. Có những câu hỏi diễn ra âm thầm trong lòng công luận và người tiêu dùng, còn đáng sợ hơn những câu hỏi đã được nói công khai.

Nguồn tham khảo:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.