Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

4. Khu đất từ QL1A đến Trung tâm dạy nghề huyện Thanh Trì

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ QL1A  đến Trung tâm dạy nghề huyện Thanh Trì với diện tích khoảng 6.642,663 m2, dài khoảng 230 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Liên Ninh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Heo quá lứa bán không ai mua, người chăn nuôi khốn đốn

Sau thời gian khó khăn tiêu thụ vì TP HCM và các tỉnh phía nam thực hiện giãn cách xã hội, nhiều hộ nuôi tại Đồng Nai, thủ phủ chăn nuôi heo, đang lâm vào tình trạng khốn đốn khi đàn heo đã quá lứa trông chờ được xuất bán nhưng phía thương lái vẫn bặt tăm.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Chia sẻ với người viết, ông Thụy ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, cho biết gần ba tuần nay, đàn heo hơn 100 con của ông đến kỳ xuất chuồng nhưng vẫn chưa tiêu thụ được. 

"Bình thường thương lái sẽ vào bắt hết nhưng giờ có bắt cũng nhỏ giọt, hỏi ra thì thương lái nói không có người ăn, chợ không bán được nên không thể tiêu thụ hàng. Trong khi giá thì xuống thấp và giá nào cũng có, có người bán được 53.000 đồng/kg nhưng có người bán chỉ 40.000 đồng/kg đối với heo thịt, heo đẹp, còn heo mỡ thì không bán được.

Thực sự đây là thảm họa giá và đầu ra của người chăn nuôi, ở những đợt trước dù giá giảm nhưng vẫn có người mua nhưng lần này kêu đến 7 - 8 thương lái rồi mà cũng không ai mua", ông Thụy chia sẻ..

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cũng thừa nhận thị trường tiêu thụ lớn nhất của mặt hàng heo hơi là TP HCM đã giảm rất mạnh do hàng loạt chợ đầu mối, chợ truyền thống đều ngưng hoạt động. 

Ngay cả kênh tiêu thụ lớn và ổn định từ trước đến nay là các nhà máy chế biến cũng có nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động vì dịch bệnh.

Heo quá lứa bán không ai mua, người chăn nuôi khốn đốn - Ảnh 1.

Nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh khiến đầu ra heo hơi khó khăn, lượng heo quá lứa từ đó tăng cao. (Ảnh: Agri.vn)

Tình trạng kéo dài nhiều tháng nay đã khiến lượng heo đến kỳ xuất chuồng không bán được do thị trường tiêu thụ kém, dẫn đến tích lũy lượng lớn heo quá lứa. 

"Trước dịch TP HCM tiêu thụ mỗi ngày khoảng 6.000 - 7.000 con heo nhưng những tháng giãn cách chỉ tiêu thị khoảng 1.000 con/ngày, làm dồn ứ khoảng 4.000 - 5.000 con/ngày. Đáng nói là khi giá heo xuống thấp, thức ăn chăn nuôi tăng 40% mà thị trường tiêu thụ kém nên lượng heo tồn ngày càng nhiều, chuồng trại bị dồn nén càng khiến dịch tả heo châu Phi dễ nổ trở lại", ông Đoán chia sẻ.

Đây cũng là lo ngại của người chăn nuôi như ông Thụy, bởi đứng trước tình cảnh heo quá lứa không bán được vẫn neo giữ trong chuồng khiến thu nhập bị ảnh hưởng thì nguy cơ mất trắng vốn liếng bởi dịch tả heo châu Phi cũng đang rình rập khi địa phương đang bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi để dịch trở lại.

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, các trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ của tư nhân bị thiệt hại nặng nề vì đầu ra hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái nhưng thời gian qua, hoạt động thu mua heo bị đình trệ khi đội ngũ thương lái bị cách ly rất nhiều và nhu cầu tiêu thụ thị thu hẹp do dịch COVID-19

Nếu những khó khăn này vẫn tiếp tục kéo dài mà không có cách tháo gỡ, các trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có thể dần kiệt quệ vì không còn vốn để duy trì hoạt động chăn nuôi, đầu tư tái đàn.

Tuy nhiên, không phải chỉ ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tại các doanh nghiệp với đàn heo lên đến 12.000 con như Công ty TNHH MTV Tám Do tại huyện Long Thành, Đồng Nai cũng đang gặp khó khăn trong đầu ra và lo ngại dịch bệnh bùng phát.

Ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc doanh nghiệp này cho biết hiện tại trong chăn nuôi đang gặp tình trạng heo đến lứa không bán được sẽ cầm cự tiếp tục nuôi đến 120-150 kg nhưng điều này khiến cho đàn heo bị ùn ứ, nguy cơ dịch bệnh tăng theo và sau đó buộc phải bán tháo chạy dịch với giá rất thấp chỉ hơn 30.000 đồng/kg cho các công ty.

"Mặc dù không phổ biến rộng nhưng hiện tại các công ty lớn đang bán với giá chỉ hơn 30.000 đồng/kg nên khi thương lái đến chào mua cũng dùng giá này ép mình, nếu mình chấp nhận thì sẽ thu mua, không thì sẽ bị quá lứa.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/heo-qua-lua-ban-khong-ai-mua-nguoi-chan-nuoi-khon-don-20210929170356744.htm

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Thuduc House tiếp kế hoạch tái cơ cấu loạt công ty thành viên, chủ trương rút khỏi Daewon - Thủ Đức

  Kế hoạch thoái vốn, tái cơ cấu các công ty con, công ty liên kết đã từng được Thuduc House nhắc đến trong báo cáo thường niên năm 2020. Tính từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp đã hoàn tất thoái vốn tại 5 công ty thành viên và có kế hoạch bán toàn bộ cổ phần tại 2 đơn vị khác.

Hội đồng quản trị CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán: TDH) vừa thông qua chủ trương thoái toàn bộ vốn tại CTCP Phát triển Nhà Daewon – Thủ Đức (DWTD).

DWTD là công ty liên kết, do Nhà Thủ Đức nắm 40% vốn điều lệ. Theo chủ trương, trong vòng 2 tháng tới, Nhà Thủ Đức sẽ chuyển nhượng toàn bộ gần 13 triệu cổ phần tại DWTD. Tổng giá trị chuyển nhượng là 81,6 tỷ đồng.

Trước đó theo báo cáo của Nhà Thủ Đức, tính đến ngày 30/6/2021, doanh nghiệp đã đầu tư gần 146,7 tỷ đồng vào DWTD.

Công ty DWTD là sự kết hợp giữa Tập đoàn Xây dựng Daewon – Hàn Quốc và Nhà Thủ Đức, chính thức thành lập vào năm 2004. DWTD ghi dấu ấn trên thị trường bất động sản trong nước với các dự án tại TP HCM như Khu chung cư Cantavil – An Phú (quy mô 46.605 m2), Khu trung tâm phức hợp Cantavil Premier (Parkson Cantavil) (quy mô 11.170,3 m2, tổng vốn đầu tư 47 triệu USD).

Ngoài ra, DWTD cũng từng là chủ đầu tư dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Cantavil Long Hải tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án này nằm tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, có diện tích hơn 4,7 ha, tổng mức đầu tư khoảng 20 triệu USD.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2020, dự án này đã về tay Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt (một thành viên của DCT Group) và đổi tên thành Charm Long Hải Resort & Spa như hiện tại.

Còn tiếp...

Tập đoàn Trung Quốc rót 6.000 tỷ đồng làm dự án ở Thái Nguyên

  Sunny Opotech Việt Nam, thành viên của Tập đoàn Sunny (Trung Quốc) sẽ đầu tư 260 triệu USD để triển khai dự án tại Thái Nguyên.

Tập đoàn Trung Quốc rót 6.000 tỷ đồng làm dự án ở Thái Nguyên - Ảnh 1.

Dự án của Sunny Opotech Việt Nam tại KCN Yên Bình. (Ảnh: Báo Thái Nguyên).

Công ty TNHH Sunny Opotech Việt Nam vừa có quyết định đầu tư thêm 260 triệu USD (tương đương khoảng 6.000 tỷ đồng) để tiếp tục thực hiện dự án số 2 tại Thái Nguyên, Báo Thái Nguyên đưa tin.

Trước đó, vào tháng 10/2020, doanh nghiệp này đã triển khai xây dựng Nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp mô đun camera tại Khu công nghiệp (KCN) Yên Bình (thị xã Phổ Yên) với tổng mức đầu tư ban đầu 9,8 triệu USD, đến nay đã tăng lên gần 30 triệu USD.

Hiện tại, Sunny Opotech Việt Nam đang lắp đặt thiết bị, dây chuyền sản xuất liên quan đến lĩnh vực quang điện tử, quang học và thiết bị đo đạc, đồng thời nghiên cứu và phát triển thiết bị thử nghiệm đa chức năng hoàn toàn tự động, tích hợp thử nghiệm đa quy trình, cánh tay robot tự động nạp và dỡ vật liệu, với quyền sở hữu trí tuệ độc lập.

Còn tiếp...

Giá heo giống hết thời 3 triệu đồng/con, heo hậu bị mua 10 tặng 1 vẫn ế ẩm

Trong quý III, giá heo hơi 3 miền dao động 43.000 – 53.000 đồng/kg, giảm 30 – 45% so với tháng 1 do đợt dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Theo Cục Chăn nuôi, khoảng 30% số lượng heo quá lứa đang tồn đọng, nhu cầu thả nuôi tái đàn của bà con nông dân sụt giảm. Cầu giảm đã kéo theo giá các loại con giống lao dốc.

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Hải Triều, Giám đốc kinh doanh HTX nông nghiệp sinh thái và dịch vụ Vũ Sơn Đức (Hà Tĩnh) cho biết: "3 tháng nay, giá heo giống nuôi thương phẩm loại 7 kg chỉ còn 1,3 triệu đồng/con, giảm hơn 1 triệu đồng/con so với đầu năm.

Giá rẻ là vậy nhưng tình hình xuất giống rất chậm, thậm chí không ai mua. Heo giống ế ẩm, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng gần 40%, HTX đang lỗ ít nhất 300.000 đồng/con giống".

Giá heo giống hết thời 3 triệu đồng/con, mua 10 tặng 1 vẫn ế ẩm - Ảnh 1.

Giá heo giống thương phẩm loại 7 kg chỉ còn 1,3 triệu đồng/con. (Ảnh: VTV)

Thông thường, HTX chăm sóc đàn heo nái và xuất ra thị trường khoảng 1.500 con heo giống mỗi tháng.

Tuy nhiên, 3 tháng nay HTX gần như không xuất được heo giống vì người dân đã kiệt quệ tài chính, không còn động lực tái đàn sau khi nếm "trái đắng" giá heo giảm mạnh, kèm theo lo ngại dịch tả heo châu Phi bùng phát trở lại.

"Lúc mua heo giống giá 2,4 triệu đồng/con đến khi heo đạt 100 kg xuất chuồng chỉ bán chỉ được 4,5 triệu đồng/con. Với giá thức ăn như hiện nay, người nuôi đang lỗ khoảng 3 triệu đồng/con, thua đậm quá!", ông Triều nói.

Dù bán tháo hay nuôi tiếp đàn heo giống 5.500 con đều có nguy cơ lỗ tiền tỷ. Suy đi, tính lại, HTX vẫn chọn thuê chuồng, nuôi thương phẩm đàn heo với hy vọng giá heo hơi dịp Tết Nguyên đán về mức 55.000 – 60.000/kg để hòa vốn.

Ngoài yếu tố khách quan là dịch bệnh COVID-19, ông Triều cho rằng giá heo giống giảm một phần do thịt heo giá rẻ nhập khẩu từ nước ngoài tràn lan trên thị trường, ép giá heo trong nước giảm mạnh.

Do đó, đại diện HTX Vũ Sơn Đức mong muốn Chính phủ có chính sách giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu nhằm hạ nhiệt thức ăn chăn nuôi và hạn chế nhập khẩu heo đông lạnh, có chính sách bảo hộ cho ngành heo mới có thể "cứu" nông dân lúc này.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-heo-giong-het-thoi-3-trieu-dong-con-mua-10-tang-1-van-e-am-20210930005231101.htm

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

4. Khu đất chạy dọc cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ từ Vành đai 3,5 đến Ngũ Hiệp

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất chạy dọc cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ từ Vành đai 3,5 đến Ngũ Hiệp với diện tích khoảng 36.359,052 m2, dài khoảng 1,2 km.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Ngũ Hiệp. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Trung Quốc săn lùng mua khí LNG, đẩy căng thẳng nguồn cung khí đốt càng leo thang

Trung Quốc đang đẩy mạnh mua khí gas hóa lỏng (LNG) để phục vụ trong mùa đông. Điều này càng đẩy tình trạng khan hiếm nguồn cung trên toàn cầu lên mức cao hơn.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/khi-dot-61.htm

Theo Bloomberg, Trung Quốc đang vật lộn để xoay xở đủ nguồn cung than cho các nhà máy và các hộ gia đình. 

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể phải đối mặt với viễn cảnh khủng hoảng năng lượng tương tự như sự hỗn loạn đang xảy ra tại Châu Âu. Điều này đã thúc đẩy một số gã khổng lồ năng lượng của quốc gia này như Sinopec (thuộc sở hữu nhà nước), tìm đến thị trường LNG giao ngay để đặt hàng để chuẩn bị cho mùa đông.

Giá khí đốt tự nhiên từ châu Âu đến châu Á đạt mức cao kỷ lục do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch và nguồn cung hạn chế. 

Tình hình vốn đang căng thẳng do sự thèm muốn vô hạn của Trung Quốc đối với LNG để thúc đẩy phục hồi nền kinh tế. Đồng thời nước này được dự đoán sẽ vượt Nhật Bản, trở thành quốc gia nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất thế giới trong năm nay.

Trung Quốc săn lùng mua khí LNG, đẩy căng thẳng nguồn cung khí đốt càng leo thang - Ảnh 1.

Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt Nhật Bản, trở thành quốc gia nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất thế giới trong năm nay. (Nguồn: Bloomberg)

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu LNG của Trung Quốc đã tạm ngừng mua giao ngay khi giá bắt đầu tăng trong mùa hè và cho rằng giá sẽ giảm. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra và hiện các công ty này đã phải quay trở lại cuộc chơi với giá LNG đã tăng một quãng dài. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-san-lung-mua-khi-lng-day-cang-thang-nguon-cung-khi-dot-cang-leo-thang-20210923114347167.htm