Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Ngành chăn nuôi trong nước đang chết dần

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) đến tháng 5/2018, tổng số dự án FDI đầu tư vào ngành chăn nuôi là 62 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 1 tỷ USD.
Bởi vì trong khi, chìa khoá quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể chuyển mình, tự chủ là chính sách ưu đãi tín dụng cũng đang nghiêng về khối doanh nghiệp ngoại.
Dự kiến sản lượng bình quân các sản phẩm chăn nuôi năm 2018 (Nguồn: Cục Chăn nuôi)
Chính sách ưu đãi nghiêng về doanh nghiệp FDI
Nỗi lo thị trường chăn nuôi sẽ rơi vào tay doanh nghiệp FDI đã xuất hiện cách đây vài năm. Tuy nhiên, thời điểm này lại trở thành câu chuyện "nóng" khi những ngày gần đây giá lợn lại tăng "đột biến". Điều đáng nói, mặc dù giá lên, nhưng đối tượng được hưởng lợi lớn nhất không phải là các hộ chăn nuôi Việt Nam mà chính là các doanh nghiệp FDI.
Tuy nhiên, một vấn đề cũng rất đáng quan tâm là chính sách ưu đãi tín dụng. Chỉ ra một trong những ưu đãi được cho là đang nghiêng về doanh nghiệp FDI, ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội cho biết: "Tài sản cùng là chuồng trại, tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng gia công chăn nuôi cho các doanh nghiệp FDI, hộ chăn nuôi được vay vốn không cần thế chấp, ngược lại, hộ gia đình tự chăn nuôi thì không".
Cũng theo vị này, nếu chính sách này không thay đổi, những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX, hộ chăn nuôi sẽ mãi không lớn, không thể cạnh tranh và sẽ "chết" dần.
Trong khi đó, các tổ chức, cá nhân chăn nuôi trong nước đã mất dần khả năng kiểm soát giá thực phẩm vào tay các doanh nghiệp FDI.
Liên kết để thoát thâu tóm
Được biết, năm 2018 ngành chăn nuôi đề ra nhiều mục tiêu gắn với tái cơ cấu ngành, trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi sẽ tăng khoảng 3,8 – 4% so với năm 2017. Để hiện thực hoá mục tiêu này, Cục Chăn nuôi – Bộ NN &PTNT đã xác định, điểm nhấn phát triển của ngành chăn nuôi là tổ chức hợp tác, liên kết để xây dựng thương hiệu, tạo thuận lợi tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho rằng, để ngành chăn nuôi phát triển và không "rơi" vào tay các doanh nghiệp FDI, các hộ, HTX, doanh nghiệp chăn nuôi không thể tiếp tục duy trì việc phát triển nhỏ lẻ như trong thời gian qua. Đặc biệt, ngành chăn nuôi phải chủ động nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, từ chế biến thức ăn đến giống và các sản phẩm phục vụ chăn nuôi.
Tuy nhiên một trong những lời giải quan trọng để ngành chăn nuôi phát triển lại chính là câu chuyện vốn cho doanh nghiệp, hộ chăn nuôi. Trong khi đó, những chính sách ưu đãi tín dụng của ngành này hiện chưa đủ mạnh. Các doanh nghiệp, đặc biệt các hộ chăn nuôi khó có khả năng tiếp cận nên vẫn buộc phải lựa chọn cách an toàn là nuôi gia công cho doanh nghiệp FDI.
Vì vậy, theo ông Trần Văn Chiến, bên cạnh việc, Chính phủ phải có một chính sách ưu đãi tín dụng tốt hơn, các chính sách hỗ trợ giảm chi phí, tạo liên kết cũng phải được triển khai đồng bộ và cụ thể. Ngành chăn nuôi không thể để mất quyền kiểm soát vào khu vực FDI. Đây còn là vấn đề sinh kế của hàng triệu nông dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.